Posts tagged ‘triều Nguyễn’

October 28, 2019

[Book] – Phủ Dương Xuân

phu-duong-xuan-2019

Do trên facebook không có hệ thống hóa giúp tra cứu nên mạn phép anh Brian Wu cho copy về

20 tháng 10 lúc 17:04 · Về sự chú thích rất có vấn đề trong bản dịch Nam Hà Tiệp Lục của thầy Trần Đại Vinh

Một ví dụ là trong quyển 3 Quân doanh Chiến trận, thầy dịch địa danh dinh Phú Xuân và thầy chú rằng “Địa danh Phú Xuân 富春 trong nguyên bản nhiều chỗ bị chép sai thành Phù Xuân 浮春, chúng tôi đính chính lại.”.

read more »

October 26, 2019

[Book] – Tâm Lý người An Nam

Sự ‘hèn kém’ của giống người An Nam hay là một khoa học giả hiệu?
CHIÊU VĂN

tam-ly-nguoi-an-nam-giran01

TTCT – “Cùng lúc đó, ở vùng đất Campuchia chưa được biết tới – à, “chưa được biết tới” ở đây, là ý chỉ với người châu Âu mà thôi – 1 triệu người sống quần tụ trong một thành phố sánh ngang và thực ra là có thể hơn hẳn bất kỳ đô thị nào tồn tại ở châu Âu lúc đó, về kiến trúc, với hệ thống dẫn nước cực kỳ tinh vi và năng lực canh tác hai, thậm chí ba vụ mùa lúa mỗi năm”.

read more »

October 21, 2019

[Book] – Người Pháp Và Người Annam, Bạn Hay Thù?

nguoi-phap-va-nguoi-annam-ban-hay-thu-cover

LINK SÁCH: NXB TPHCMNS KHAI TÂM

TÓM TẮT NỘI DUNG:

Chắc hẳn sẽ có nhiều người đặt câu hỏi tại sao tác giả lại đặt tựa đề cuốn sách Người Pháp và người Annam – bạn hay thù? Chỉ một chuyện ấy thôi cũng tạo nên sự hứng thú và quan tâm đặc biệt. Bởi vì “bạn hay thù” thì lịch sử tự thân nó đã có câu trả lời khách quan mà không phụ thuộc vào thiên kiến của người viết sử, như có ai đó đã từng nói: “Người ta chỉ có thể xuyên tạc lịch sử chứ không thể viết lại lịch sử được”. Nhưng dưới con mắt của một nhà báo, nhà sử học chuyên nghiên cứu về Đông Dương như Philippe Devillers thì vấn đề này đã được soi rọi dưới một góc độ chuyên môn và cẩn trọng.

read more »

March 1, 2014

Đi thăm Lăng Sọ

Ai ở xứ Huế quan tâm đến chuyện hưng vong của triều Nguyễn đều biết di tích lịch sử Lăng Sọ gắn liền với nhiều chuyện ly kỳ nhuốm “mùi” binh đao khốc liệt và đậm chất huyền linh. Lý lịch của Lăng Sọ đậm nét của sự hận thù, toát đạo hiếu nghĩa của tình phụ tử và tính khảng khái của bậc quân vương “ơn đền – tội phạt”.

 Bắt đầu từ một giai thoại

Một khu lăng mộ đã được triều Nguyễn xây dựng bề thế, tôn nghiêm ngay tại chính địa điểm xưa. Nó nằm ngay trên con đường từ Huế lên cầu Tuần, tọa lạc trên một đồi cao, lưng tựa núi, trước mặt có sông Hương, hai bên có núi chầu làm thế “tay ngai” (tả long hữu hổ). Khu vực tẩm (nơi chôn chiếc sọ của ngài Nguyễn Phúc Luân) được bao bọc bởi tường thành, quy mô hoành tráng với nhiều công trình nhưng phần lớn đã bị hủy hoại, chỉ còn lại khu vực chính, nơi có nấm mồ hình vuông, 3 tầng chôn sọ bậc tiền nhân Nguyễn Phúc Luân. Điều đáng nói là bên hông lăng mộ cổ kính kia có một ngôi miếu cổ, ẩn mình dưới mấy gốc đại thụ. Tương truyền, đó là miếu thờ ngư dân Nguyễn Ngọc Huyên được vua Gia Long phá lệ cho xây cất ngay trong khuôn viên của khu lăng mộ phụ thân ông, như biểu tượng cho nghĩa cử trung nghĩa của một kẻ hạ dân.

read more »

March 1, 2014

Đi thăm Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng)

Hai trụ biểu lăng Gia Long

Lịch sử xây dựng lăng Gia Long rất phức tạp, vì ở đây không phải chỉ có lăng Gia Long, mà lại có cả một quần thể lăng tẩm của nhiều thành viên trong gia đình và dòng họ của nhà vua. Quần thể lăng ấy nằm rải rác trên một địa bàn rộng lớn thuộc thôn Định Môn. Tất cả các lăng tẩm ấy đã được xây dựng vào nhiều thời điểm khác nhau và trước sau cách nhau gần 2 thế kỷ (thế kỷ XVII-XIX).

Riêng Thiên Thọ Lăng, tức là lăng của vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu, việc xây dựng cũng không diễn ra trong một thời điểm đơn giản, mà lại kéo dài trong nhiều năm dưới 3 đời vua từ Gia Long tới Thiệu Trị.

read more »

March 1, 2014

Đi thăm Lăng Dục Đức

Dân gian có câu: “Sướng như vua”, quả có như vậy, nhưng không chính xác hoàn toàn bởi vì có những ông vua như vua Dục Đức là minh chứng xác đáng để phủ nhận thành ngữ trên.

Lên ngôi trong một bối cảnh chính trị-xã hội rối rắm, ông hoàng Ưng Chân, con trai của Thoại Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Y và là con nuôi của vua Tự Đức, đã sớm bị phế bỏ khỏi ván cờ chính trị lúc bấy giờ. Sau khi vua Tự Đức băng hà, triều thần đã đưa Ưng Chân lên ngai vàng vào ngày 19-7-1883, y theo di chiếu truyền ngôi của vua Tự Đức. Chưa kịp đặt niên hiệu, vị vua trẻ được gọi tên dựa theo tư thất của mình là Dục Đức Đường. Nhưng chỉ ba ngày sau, vua Dục Đức đã bị truất phế vì tội dám lược bỏ một đoạn văn trong di chiếu truyền ngôi của tiên đế và bị tống ngục. Ngày 24-10-1884, ông vua bất hạnh này đã chết đói trong nhà ngục, thi hài được gói vào một chiếc chiếu giao cho hai tên lính và một viên quyền suất đội gánh đi chôn. “Đám tang” của ông vua xấu số này được đưa về An Cựu để mai táng trong địa phận chùa Tường Quang (chùa do một người thân bên vợ của vua Dục Đức lập ra năm 1871). Gần đến nơi thì thi hài nhà vua bị rớt giữa đường do đứt dây, một người lính đã chạy vào chùa Tường Quang mời nhà sư trụ trì ra giải quyết. Cuối cùng, mọi người nhất trí chọn mảnh đất “thiên táng” đó làm nơi yên nghỉ đời đời của vua Dục Đức nên mai táng qua loa cho xong chuyện. Ba ngày sau, vợ con của nhà vua mới được thông báo để làm lễ chịu tang.

read more »