Triết học về CUỘC SỐNG

CUC SỐNG – CÁI CHẾT,
TÌNH YÊU – LA
̣C THÚ – HẠNH PHÚC- ĐAU KHỔ

 1. BÓNG DÁNG SIÊU HÌNH HC

Siêu hình hc là mt phm trù dành cho triết hc nhiu hơn là văn hc, nó là ngun mch suy tưởng ca Aristote, Descartes, Kant, Heidegger, Sartre… hơn là mt Shakespeare, mt Goethe, mt Victor Hugo. Tuy nhiên đây tôi không đnh mo mui tìm cách khơi chy ngun mch văn chương chy v triết hc, mà tôi s c gng bàn đến siêu hình hc cách chung theo nhãn quan ca khuôn viên văn hc.

Thực ra, siêu hình học có bóng dáng ở khắp nơi trong đời sống, và khi ta nói chữ “bóng dáng” thì dường như ta muốn ám chỉ ý nghĩa mông lung của vật thể hơn là chính vật thể đang sờ sờ ra đấy. Đó cũng là nẻo đường đầu tiên hướng về siêu hình học. Thực ra, tôi đã băn khoăn khi đặt trật tự “siêu hình học” cho cuốn sách này, bởi lẽ khi chúng ta đề cập đến chân lý, Thượng Đế, đạo lý con người như ước vọng của thực tại hướng về siêu việt, thì cùng lúc đó là những nơi xứng đáng hơn hết chúng ta phải đặt một nền móng siêu hình học. Song tôi ngẫm nghĩ và chọn rằng: chính chủ đề chân lý và Thượng Đế đã mang một ý nghĩa siêu hình học rất cao, bởi vậy ta không cần đổ nước thêm cho ngày lụt lội, cũng như chẳng cần thắp đuốc khi nàng bình minh đã ló ra những ngón tay hồng, tốt hơn là đổ rưới làn nước siêu hình học vào chính mảnh đất trồng cấy sự sống của cuộc đời, vào đúng mảnh đất đứng của chúng ta, vào đúng những giá trị căn bản luôn luôn sát cánh của trần gian này, đó là: cuộc đời, tình yêu, hạnh phúc, lạc thú, đau khổ của con người

Trong cuốn “Siêu hình học là gì?” (Was ist metaphysic), Heidegger đã đi đến kết luận hết sức duyên dáng: Siêu hình học là gì? Sau cả chặng đường tìm kiếm chỉ cho phép chúng ta đi đến kết luận rằng, câu trả lời vẫn chỉ là câu hỏi. Nếu vậy, siêu hình học có khiến chúng ta dậm chân tại chỗ không? Siêu hình học có phải chỉ là món huyễn hoặc phù phiếm vô ích? Không! Chắc là không! Ít nhất không phải là lúc này, lúc chúng ta đang định bàn về nó. Bạn hãy nhớ lời khuyên của Khổng Tử đại ý rằng: Muốn hiểu sự vật trước hết phải gần gũi, rồi sau yêu lấy nó. Chúng ta không thể hiểu biết sự vật bằng thái độ đầu tiên là tẩy chay, xa lánh, ghét bỏ nó. Muốn hiểu siêu hình học là gì, trước hết hãy kề cận với nó, và tôi tin rằng, nó chẳng vô ích cho những dòng chữ mong khải huyền ý nghĩa cuộc đời huyền nhiệm trong tác phẩm của bạn. Và đây, chính Heidegger đã xác quyết về siêu hình học như một câu trả lời xác đáng: “Con người là siêu hình”.

Khi bạn có một cái bóng đổ xuống mặt đường, cái bóng đó có phải là của bạn không? Tất nhiên bạn sẽ thấy rằng, cái bóng đó chẳng là cơ thể bạn, và dù ai có đâm chém hay bắn phá cái bóng của bạn, bạn cũng chẳng hề hấn gì. Cái bóng chẳng phải là thực thể của bạn. Hiển nhiên là vậy rồi! Vậy thì cái bóng là của ai? Câu hỏi tự thân đã ngớ ngẩn rồi, bởi lẽ cái bóng của tôi thì phải là của tôi chứ. Người Trung Hoa cho rằng: cái hình của mình ở trong gương vừa là mình vừa không phải là mình, nó vừa có đấy vừa không có đấy, bởi lẽ khi ta đi khỏi thì cái hình cũng chẳng còn nữa. Vậy cuộc đời toàn diện là gì? Khi bạn nhớ nhung khắc khoải về người tình đã đi xa,bạn dày vò, ghì xiết, ôm ấp những hình ảnh, kỷ niệm về người bạn yêu đến thống khổ đó – những hình ảnh đó có hay không?

Vâng! Khi sự vật có có không không, một sự vật vừa là nó vừa không là nó, một sự vật vừa xuất hiện vừa đang biến đi, đó chính là ngả đường mà siêu hình học hiện ra.

Vy siêu hình hc là gì? Chúng ta hãy tr v ngun gc ca nó.

Siêu hình học, được nhìn nhận từ thời cổ đại Hy Lạp với cái tên là “metaphisics”- có nghĩa là bên trên, bên ngoài chất thể vật lý. Trong thực tế, siêu hình học được đề cập như là: tất cả những gì vượt khỏi lằn giới khả giác của mọi vật thể – là tất cả những gì thuộc tính cụ thể lẫn trừu tượng của vật thể. Chẳng hạn, giá trị là một phạm vi khá phổ biến vẫn được các siêu hình học gia khảo cứu: một chiếc áo hôm nay giá 1 đồng, ngày mai do mốt thời thượng nó vọt lên 10 đồng, rồi ngày kia do mốt lỗi thời nó bị giảm giá xuống 1 hào. Ở đây trong ba ngày chiếc áo chẳng thay đổi gì cả, song giá trị tiền bạc ở nó đã thay đổi một cách chóng mặt. Giá trị về nó luôn luôn thay đổi là gì? Không! Thực ra nó chẳng thay đổi gì cả. Nhưng cuộc thăng trầm của nó có hay không? Và nó thuộc về ai? Cuộc thăng trầm về nó có! Và là của nó!

Tôi là một người đàn ông chưa vợ, cái chưa có vợ cũng là của tôi, và riêng tôi có. Rồi khi tôi lấy vợ, tôi lo vun đắp tình yêu và chiều chuộng nàng vì muốn nàng gắn bó với tôi. Nghĩa là khi tôi có nàng rồi, tôi cứ lo mất nàng, có và mất giằng co tạo thế đứng cho nhau. Sự ra đi của nàng chưa xảy ra, nhưng chẳng thể nào tôi chắc chắn rằng: tình yêu của nàng đối với tôi cứ mãi mãi như thủa ban đầu, vì thế tôi cố giữ nàng bằng tình yêu luôn luôn củng cố sự thắm thiết mỗi ngày. Dù vậy tình yêu đó luôn ở bên miệng vực sự sói lở của thời gian, nó mang lấy nguy cơ mất mà chưa mất, nó còn là bởi sự mất chưa xảy ra. Và tôi luôn có nguy cơ trở lại thành một kẻ độc thân nếu nàng bỏ tôi mà đi. Vậy tôi là ai? Tôi là một kẻ cô đơn chưa vợ, tôi mang lấy nỗi độc thân của mình nhưng cũng mang một cơ hội cưới hỏi một cô nàng làm vợ; khi có vợ, tôi trở thành người chồng, người chồng đó mang lấy nguy cơ sống độc thân khi hôn nhân tan rã…

Nghĩa là tôi là tất cả những “cái tôi” tôi mang lấy trong thời gian, tất cả là “tôi” nhưng rất khác tôi, nhưng cái “khác tôi” ấy vẫn là của tôi, và thuộc về tôi. Tương tự sự vắng mặt của tôi trong lớp học là của chính tôi, chứ không phải của ai khác.

Đến đây chúng ta hãy đi đến một định nghĩa phổ quát nhất cho ý niệm siêu hình học, Sách bách khoa New Catholic có định nghĩa rằng: “Siêu hình hc là khoa hc v hu th trong toàn th” (Traditionally, metaphisics is science of being in general. – Cuốn P11, tr.298 ).

2. ĐI SNG LÀ TH THC CA TINH THN

Cuộc đời toàn diện là cuộc đời bao gồm đất sống của nó và toàn bộ ý nghĩa về cuộc đời cũng như cứu cánh cho cuộc đời. Bởi vậy, cần một siêu hình học để nhận biết cuộc đời. Con người là thai nhi, là lúc trưởng thành, là cả cái chết. Con người là cả quá khứ, hiện tại và tương lai, là cả vô minh và thông thái, là cả lầm lỗi và công chính, là cả hạnh phúc và đau khổ, bởi vậy cần một siêu hình học để nhận biết con người toàn thể.

Tại sao một Valery lại than thở đến hoang vu cả tâm hồn “tôi là k bao gi cũng vng mt chính mình” (Je suis cette divine absence a moi meme)? Con người là ai? Là thể xác hay tâm linh? Là tiền định hay số phận? Là vô thức hay tiềm thức? Nó từ quê hương của thánh thần đến hay từ xứ sở của thần Hadex ngoi lên? Đó là câu hỏi đã đeo đuổi từ kiếp người này đến kiếp người khác, và chúng chẳng bao giờ là không mới mẻ lạ hoắc trước tâm trí ngỡ ngàng của con người . Aristote, một bậc thầy của hành tinh mà cũng phải bó tay khi kêu lên: “Tôi sinh trong mê mui, sng trong hi hp, chết trong hoài nghi.” Như vậy cuộc sống chẳng bao giờ nghỉ việc phun những làn sương mù mịt huyền nhiệm vào cuộc đời vốn đã mang sẵn sự bí nhiệm tận thâm sơn cùng cốc.

Lịch sử văn minh của con người đã đi trước Socrate cả vài nghìn năm, vậy mà khi Socrate đứng bất động như trời trồng giữa sân trong thời gian nối giữa hai buổi hoàng hôn, nhân lọai mới chợt tỉnh để nhận ra bài học vỡ lòng rằng: đứng im một chỗ khó khăn hơn đi lại vãng lai một trời một vực. Tại sao vậy? Đạo Phật cho rằng: khi thân xác tĩnh thì tâm hồn càng động, lúc thân xác ở yên là lúc tâm hồn bay bổng lùng sục ở khắp các tầng trời, ở khắp các nẻo đường biền biệt của khát vọng. Còn khi thân xác động, thì tâm hồn được ngự trị trong yên nghỉ.

Tại sao Socrate lại dừng bước chân mình để đứng bất động giữa dòng chảy vẫn di dịch náo loạn ở đời? Vì Socrate cho rằng: muốn hiểu vạn vật trước tiên phải tự hiểu mình “connais toi- toi meme”; khi mình tự hiểu mình, mình mới trở thành chiếc thước công chính để đo vạn vật.

Song khi con người xoay mặt vào chính mình để tìm hiểu mình như một thực tại nền tảng đầu tiên thì con người bị rơi vào niềm lung lạc hoang mang mới, bởi lẽ con người tự phát hiện ra mình không phải chỉ là thân xác, mà mọi biên giới của con người cứ mở mãi theo nhãn quan của con người và biến con người thành một tiểu vũ trụ “L’homme est un micro cosmos”. Và một Jean Wahl sau khi xoay mặt vào chính mình đã phải thốt lên: “Chúng ta sng bao gi cũng xa cách bn ngã hin ti ca chúng ta, đó là phn làm người. Cuc đi trn chy trước tư tưởng v cuc đi.”

Tại sao cuộc đời lại chạy trốn cuộc đời? Tại sao con người lại rượt bắt chính mình mà chẳng bao giờ được? Bởi một lẽ hiển nhiên, con người sống giữa hai thực tại: thực tại chất thể và thực tại tinh thần. Brunsch Vicg nói: “Thực tại là tinh thần” (Le reel est esprit. – Emile Brehier ‘Histoire de la Philosophie’, France 1953, tr.79). Thực tại chất thể làm sao có thể nắm bắt được thực tại của tinh thần? Trần gian làm sao có thể mở lòng để uống cạn khoảng không vòi vọi của bầu trời? Thể xác làm sao có thể đắm đuối trong đam mê mong lĩnh hội được đường bay của đôi cánh linh hồn? Nhưng cuộc đời là toàn diện, không phải cái thấp phải uống lấy cái cao, nhưng mà cái cao sẽ hạ xuống để đám cưới cùng cái thấp. Linh hồn và thể xác sẽ hôn phối nhau, bầu trời sẽ ân ái cùng mặt đất, và suy tưởng sẽ hòa điệu cùng hành động. Kant nói: “Suy tư và hành đng chng th tách di nhau.”

Và đến đây, con đường siêu hình học của chúng ta đã nhảy lên thêm một bước, nó nhảy từ cái hữu thể toàn diện (being in general) lên địa hạt tinh thần. Người Trung Hoa nói: “Vt nh tâm mà thông, tâm nh vt mà hin”, có nghĩa là vật thể toàn diện là vật thể mang lấy tâm nó. Cũng vậy, con người là con người của thể xác cụ thể hòa điệu cùng một tinh thần bay ngất ở tận chín tầng mây. David Hume nói: “Siêu hình hc là khoa hc thc th ca tinh thn nhân loi” (La vrai metaphisique est la science de l’esprit humain. – sdd ‘La Philosophie moderne’, tr.138).

Như vậy, siêu hình học là phạm trù rất gần gũi với đời sống, chứ không phải là những hình ảnh bay trên mây trên gió. Nhà triết học Plotinus một ngôi sao chói sáng nhất hậu tiền công nguyên đã nhìn nhận về cuộc đời như sau: “Tt c đi sng ch là th thc ca nhãn quan tinh thn” (All life is a kind of spiritual vision. –LAW). Điều đó hẳn là phải xác đáng như thực tại. Chúng ta hãy nhìn vào đời sống: nào hiến pháp, định chế xã hội, nào triết học, văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa… tất cả chẳng đều xuất phát từ ngọn nguồn tinh thần ư? Nếu tinh thần không thai nghén ra chúng thì ai thai nghén ra chúng? Nhưng đó chỉ là dẫn dụ đã co giảm rất nhiều tầm vóc của tinh thần, ý tưởng của Plotinus mênh mông hơn nhiều: “Mọi thể thức là của nhãn quan tinh thần.”

Bạn có nghi ngờ về điều đó không? Một chiếc rìu có cái cán gỗ là do chúng tự tìm đến nhau hay do tinh thần của con người sắp đặt chúng? Gần như trọn dòng lịch sử xã hội của mình, người Trung Hoa đã đưa Lễ lên hàng đầu các thể thức “lễ , nhạc, xạ, hương” dùng trong triều đình. Vậy Lễ ở đây là nghi thức thuộc phạm vi tinh thần hay nằm ở những cờ xí, áo quần hay đồ vật dùng cho lễ? Khi cuộc sống chuyển từ giai đoạn chất thể vô minh lên giai đoạn tinh thần mẫn huệ, thì siêu hình học xuất hiện. Nó xuất hiện như thể đồ vật đã được mặc thêm ý nghĩa của nhãn quan con người. Bergson nói: “Siêu hình hc là mt n lc nhm nm bt nguyên lý và hot đng ca đi sng” (La metaphisique est un effort pour saisir le pricipe de vie d’activite. – ‘La Philosophie moderne’, tr.277).

3. NGUYÊN LÝ THÌ GIU MT

“Siêu hình hc là mt n lc nhm nm bt nguyên lý và hot đng ca đi sng”.

Chúng ta có thể coi câu nói của Bergson là câu chỉ dẫn quá rõ ràng cho siêu hình học: vật thể thì luôn luôn có mặt, song nguyên lý hoạt động cho nó thì luôn luôn giấu mặt. Một tấm gỗ có thể nổi trên mặt nước, nhưng khi nó còn nằm lăn lóc trên bờ, nó không phô bày ra rằng nó có tính nổi; rồi một tấn sắt được tán mỏng ra đã biến thành con tầu lênh đênh trên đại dương mà chẳng sợ chìm, nguyên lý đó có mặt ở đời không, hay nó đã giấu mặt?

Khi tất cả mọi nguyên lý giấu mặt bằng cách chỉ hàm tàng trong vật thể, và chỉ phô diễn qua chính sự hoạt động của vật thể, như vậy mỗi vật thể tự thân đang chính là sự có mặt của nó cùng với nguyên lý hàm tàng sự có mặt của nó, lúc đó siêu hình học xuất hiện. Còn siêu hình học con người thì sao? Sartre nói: “Trước khi bn sng đi, thì s sng chng là gì c, nhưng chính bn s cho đi sng mt ý nghĩa, và giá tr ca nó không nm ngoài ý nghĩa mà bn đã la chn.”

Theo Sartre thì con người là siêu hình học là bởi con người mang lấy dự phóng tinh thần hơn là mang lấy dự phóng thân xác. Với nhãn quan rốt ráo hơn, chúng ta thấy rằng tự thân xác cũng như chất thể chẳng thể nào thiết lập nổi những dự phóng cho chúng, giống như chiếc rìu không tự tìm đến rừng cây để xin cái cán. Sartre nói: “Con người không khác gì ngoài mt chui d đnh.”

Hơn nữa Sartre định nghĩa con người như một hữu siêu hình học, qua chính khuôn khổ của con người. Một khuôn khổ muốn phá bỏ chiếc khung phù du yểu mệnh của nó trong thời gian bay về vĩnh cửu. Và chính ở lằn giới hữu hạn do chiếc khung khuôn khổ tạo nên, cái hữu hạn con người tiếp xúc với cái ở ngoài nó, cái không phải là nó, cái phi hữu của nó. Sartre cho đó là hình ảnh về siêu hình học con người, bởi lẽ hữu con người đã kề cận cọ sát với cái phi hữu của nó: “Vì con người t nó là gii hn, và đó là phi hu ca con người. Phi hu là gii hn ca mt tra vn siêu hình” (sdd ‘Hiện tượng luận hiện sinh’, tr.221).

Đến đây chúng ta đã đi đến một nền siêu hình học toàn thể – một siêu hình học cho hữu thể (to be – cái là).

Vy siêu hình hc là gì? Nó có ích gì cho đi sng thc ti ca chúng ta?

Hẳn bạn đã từng đứng cùng người bạn tình bên mặt hồ trong một đêm trăng sáng. Bóng hai người dập dình, nhập nhòa lung linh theo gió cùng mặt trăng nằm sâu đáy nước cũng đang chòng chành uốn lượn; rồi thi hứng bỗng xảy đến với bạn, rồi một tứ thơ đã ra đời… rồi bài thơ của bạn được mọi người chuyền tay nhau đọc. Vậy đấy! Mặt trăng đáy nước, bóng hình lung linh không có thực như chất thể đâu, nhưng bài thơ của bạn có thực, nó được sinh ra từ những hình ảnh huyễn ảo đó. Một vật thể là nó, là cả hình ảnh về nó lẫn tất cả những giá trị hàm hỗn thuộc về nó, vật thể đó được nhìn nhận như là toàn thể, toàn hảo, toàn diện. Đó là siêu hình học.

Một vật thể có một cái bóng, bạn đừng vứt cái bóng của nó đi và bảo rằng: cái bóng đó không cần thiết, bởi lẽ không chỉ có cái cần thiết mới được có mặt ở đời. Ta cần biết, cái không cần thiết cũng có quyền có mặt ở đời và không làm sao có thể ngăn cản được sự có mặt của nó, bởi lẽ sự có mặt tự thân là cuộc hiện diện khuôn mặt chứ không phải để minh chứng rằng nó cần thiết hay không! Sartre định nghĩa về một hữu thể toàn diện như sau: “Mt hu th được nhn đnh không phi ch bng cái gì nó là mà còn bng cái gì không là, tc hư vô.

Nếu chúng ta nhìn nhận siêu hình học như thể một nhãn quan toàn diện hướng về vật thể, về thế giới, về cuộc đời, thì trái lại khi chúng ta vứt bỏ nhãn quan siêu hình đi để mong bắt tay vào việc lĩnh hội thế giới – cuộc đời một cách trực giác và nôn nóng, thì đó là phương pháp đã lãng phí tính toàn hảo của nó. White Head nói: “Mi suy lun không trông da vào siêu hình hc, đu có tính cách khiếm khuyết” (sdd – ‘Bước đường phiêu lưu của những dòng tư tưởng’, tr.314).

Bởi lẽ, hữu thể là hữu thể toàn diện, cuộc đời là cuộc đời muôn mặt về cuộc đời – cuộc đời sống như ôm ấp ghì xiết lấy hình ảnh và ý nghĩa về cuộc đời! Cuộc đời sống thực và tỏa chiếu cái bóng của nó lan đi khắp nơi để làm duyên dáng cho đời! Cuộc đời uống lấy hình ảnh của cuộc đời cho thỏa cơn khát nhớ nhung người bạn tình – cuộc đời! Cuộc đời lao đến cuộc đời bằng cả chuỗi dự phóng khát khao mãnh liệt! Cuộc đời thánh hóa chính cuộc đời! Cuộc đời lên ngôi cuộc đời về vĩnh cửu và siêu việt! Cuộc đời có thực nhưng bay trên đôi cánh khát vọng siêu hình!

Và đây chúng ta hãy tham chiếu cái nhìn của Hegel như thể cuộc đời mang sẵn bản tính vĩnh cửu của mình đang phô diên trên sân khấu hữu hạn thời gian, theo ông đó là cuộc hôn phối siêu hình học: “Cái vô hn chính là cái vô hn bn tính liên h vi hu hn như th cái vô hn chính đáng có nghĩa là s hp nht vô hn và hu hn.

Để tạm kết thúc công việc đặt nền tảng siêu hình làm nền móng cho các giá trị xem xét cuộc đời, chúng ta hãy tham chiếu một ý tưởng của Descartes:

“Khoa lun lý đích thc ch có được sau khi đt xong nn tng siêu hình.”

*

* *

4. LÝ DO LÀM CUC ĐI ĐÁNG SNG

Sau khi đt xong nn tng siêu hình, bây gi chúng ta hãy bước vào lãnh đa sát cánh sng còn ca chúng ta, đt đng ca chúng ta gia trn gian này, đó là cuc đi. Chúng ta hãy xem cuc đi là gì? Cuc đi là cuc đi hay c bí nhim v cuc đi? Cuc đi là đi sng hay c cái chết? Cuc đi là con người hay toàn th vũ tr này?

Chúng ta hãy mở màn bằng một câu thật xác đáng của Sartre: “Anh chng là cái gì khác ngoài đi sng ca anh.” Còn gì hiển nhiên hơn thế. Con người chỉ là con người với đời sống của nó, là con người đang sống, cuộc sống đó gọi tên con người giữa cuộc đời người, giữa kiếp người, giữa định mệnh làm người. Không có đời sống con người chỉ là cát bụi giữa cát bụi. Tuy vậy sự xác tín của Sartre dẫn ta đến đâu? Nó có dẫn ta trở lại một chân lý rụt rè cố thủ vẫn được xướng lên rằng: A = A không?

Không! Khi con người đã được định nghĩa như đời sống của nó, là nó đã di trú từ hữu thân xác sang môi trường sống, nó đã đi ra khỏi ngôi nhà của nó để bước vào giữa cuộc đời; nó ngừng hít thở thứ không khí dưỡng sinh vị kỷ của mình, mở rộng buồng phổi nhân quần hít thở với tha nhân, bởi lẽ sống là sống với. Nhưng khi con người di trú ra khỏi thân xác là lúc nó khởi sự bước đầu tiên cho cuộc đời huyền nhiệm. Bởi lẽ, lúc đó con người sẽ đặt câu hỏi: Ta đi về đâu? Ta là ai? Ta sống để làm gì? Tất cả những câu hỏi đó tra vấn con người, buộc nó phải tìm lời giải đáp, cũng như dấn thân tìm lời giải đáp. Vả lại những câu hỏi đó cũng qui định rằng: con người bắt đầu mở màn huyền nhiệm bởi lẽ nó sửa soạn lên đường với dự phóng làm người “Ta đi về đâu?” “Ta sống để làm gì?” của nó. Khi cuộc đời là một huyền nhiệm là lúc cuộc đời trôi tuột khỏi tay con người, bởi vì cuộc đời lúc đó là những tra vấn, là ý nghĩa, là dự phóng, là những giá trị tinh thần hơn là cuộc đời thân xác đang sờ sờ ra đấy. Chúng ta hãy nghe tiếng kêu khẩn thiết của một Albert Camus “Ý nghĩa cuc đi là vn đ cp bách nht.”

Có đúng vậy không? Biết bao kẻ treo cổ, bao nhiêu kẻ nhảy xuống sông Seine trầm mình, bao nhiêu kẻ nhảy từ trên thác Niagara xuống dòng thác trào bọt sùng sục để kết liễu đời mình, bao nhiêu kẻ chĩa súng vào chính thái dương mình như kết thúc kẻ thù địch nhất của mình… Những kẻ đó phần đông hoặc hầu hết không phải những kẻ đói rách, bần hàn đến tột cùng hố thẳm đời sống, mà ngược lại đa phần là những trang nam nhi công tử, những thiếu nữ xinh xắn đài các thất tình, những kẻ nhồi nhét được ít nhiều chữ nghĩa tư tưởng vào đầu… Họ là ai? Trước hết họ là những người đau khổ đã.

Còn lại, tại sao những kẻ rách rưới bần hàn không những chẳng tủi phận lê la của mình mà còn cố bôi lem trang trí cho thân thể mình tàn tạ để lê lết giữa gió loạn cuộc đời mặt đầy hoan hỉ? Tại sao họ vui sống? Họ có đau khổ không? Theo Leo Tolstoi thì: Không! Ông cho rằng: “K ăn mày, h ch ti nhc ch không đau kh.

Trong đời sống, ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở châu Âu thế kỷ 19, biết bao nhiêu cá nhân và tập thể đã đi đến tự sát hàng loạt, khi họ không trả lời được câu hỏi “chúng ta sống để làm gì?” Tất cả những người tự tử đi đến cái chết không phải là họ đang hấp hối hay buộc phải chết mà là: ý nghĩa cuộc đời đã tịch diệt trong tinh thần họ.

Cuộc đời con người là một huyền nhiệm vô cùng cao cả nhưng cũng đầy thảm khốc, bởi lẽ chỉ mình con người là: muốn sống trước hết phải tìm lý do để sống. Phạm Thế Ngũ nói: “Thà mt đi sng còn hơn là mt nhng lý do đ sng” (Siêu hình học).

Chúng ta hãy trở lại cuộc Thập tự chinh thảm khốc của lịch sử nhân loại, khẩu hiệu tối cao biện chính cho sự tận hiến xương máu đến tột cùng của cả châu Âu là “God will it” – “Chúa muốn vậy!” Chúng ta hãy để ý đến hai chữ “muốn vậy” – nó có phải sự ám chỉ một ý nguyện của con người không? Và ý nguyện đó có phải chính là sự biện giải nào đó cho ý nghĩa đời sống, một đức hy sinh vì giá trị linh hồn?

Cuc đi đáng sng khi tìm được l sng,” đó là một tuyên ngôn của Albert Camus. Tuyên ngôn này tiếp tục ru con người vào màn sương huyền nhiệm. Chúng ta thử đặt câu hỏi: vậy không tìm thấy lẽ sống thì cuộc đời có đáng sống không? Chúng ta thử hình dung một kẻ nao nức đi tìm lạc thú, và hắn chẳng tìm được lạc thú thì khao khát của hắn sẽ tịch diệt hay càng bùng cháy lên? Giả dụ hắn tìm thấy lạc thú và được thỏa mãn trong lạc thú thì liệu khao khát của hắn có mãi mãi sẽ được dẹp yên một lần cho tất cả? Không! Chính sự thỏa mãn lạc thú lại nuôi dưỡng lạc thú của hắn, bởi lẽ lạc thú như dầu đổ vào lửa, càng đổ vào lửa càng bốc lên cao. Vậy ở đây chúng ta hãy nhìn nhận rằng: cuộc đời càng đáng sống khi con người khao khát và đi tìm lẽ sống! Và khi không tìm thấy hay tìm thấy cũng vậy thôi, con người vẫn cứ khao khát đi tìm và tìm mãi.

Tại sao cuộc đời lại không là một huyền nhiệm nhỉ? Chúng ta thử ngẫm xem trong thí dụ trên: cả hai hướng có và không đã không vạch ra nổi một biên giới biệt lập nào. Tại sao vậy? Bởi lẽ sự huyền nhiệm nằm sâu tận căn để bản tính bí nhiệm và định mệnh huyền bí của con người. Chính vì vậy mà sau khi tìm kiếm lẽ sống khát khao, Albert Camus đã thốt lên: “Vn đ là xem đi có nghĩa đ sng không, đây trái li thy rng đi càng không có nghĩa bao nhiêu thì càng đáng sng by nhiêu.”

Câu nói trên thật xứng đáng để hóa giải tất cả sự chần chừ của chúng ta trước ngưỡng cửa của huyền nhiệm cuộc đời. Bạn và tôi, chúng ta hãy tan chảy trong huyền nhiệm cuộc đời, hãy vui sống với nó, bởi nó thánh hóa tất cả chúng ta trên những tầng trời khao khát của những giấc mơ siêu việt, nó nâng đỡ cuộc đời khỏi nỗi nhục nhằn ở trần gian này, nó hóa giải nỗi lo chết của chúng ta khi cuốn về cánh cửa mở vào vĩnh cửu. Bạn hãy lắng nghe lời nói thấm thía của Malraux về một cuộc đời huyền nhiệm – một cuộc đời chẳng gì sánh nổi: “Cuộc sống chẳng có giá trị nào hết, nhưng chẳng có gì đúc kết nổi thành cuộc sống” (La vie ne vaut rien, mais rien ne vaut une vie).

Từ đám mây của cuộc đời huyền nhiệm, chúng ta hãy hạ xuống lãnh địa sát thực hơn của cuộc đời, đó là cuộc đời xét như cuộc sống đang tồn tại ngay bên lề một cái chết vĩnh cửu. Kiếp người chẳng đáng ngập ngùi lắm thay, khi mà Đức Phật Thích Ca đã nói lên hình ảnh đắng cay của nó:

“Thế gian quán tr, âm ty quê nhà”.

Một cuộc đời, chỉ đủ thời gian sống dài như một giấc ngủ trong quán trọ tồi tàn; còn âm ty là sự lôi kéo về im lìm vĩnh cửu như chốn nương náu quê nhà của mọi đời sống. Tại sao vào lúc mở màn cho triết học nhân loại, Socrate đã xướng lên một cách quả quyết rằng “Triết hc là s lo chết” ? Chúng ta thử trôi theo ý tưởng này của Socrate xem ông muốn nói gì :

T bn tính: triết học là sự thông thái của tinh thần. Một thần tinh muốn vượt thoát khỏi kiếp phù sinh đoản mệnh của thân xác đã với tới trí tuệ hiền minh mong lưu lại dấu vết giữa dòng thời gian.

V cu cánh: triết học nhắm tới lý giải cùng đích nguồn gốc của loài người cũng như cứu cánh của đời sống. Và để cứu vãn kiếp sống đoản mệnh của con người, triết học tìm kiếm lý giải vấn đề Thượng Đế vẫn được con người xem như cứu tinh tối cao – tối hậu để hóa giải con người phù sinh vào cõi vĩnh hằng.

V mô thc: triết học tìm kiếm cuộc sống và cái bên ngoài cuộc sống, đó là cái chết (cái hư vô của cuộc sống).

 

5. HUYN NHIM TÌNH YÊU

Đã có rất nhiều triết gia, học giả bàn về cuộc đời như nỗi lo chết, như là cái quán trọ đời sống quá chông chênh tạm bợ, Parlager Kvist nói: “Anh sinh sng không phi anh t sinh sng. Đó là đi sng đến thăm anh trong chc lát.” Còn Mounier thì nói: “Sng đi tc đi thăm hi đi mà không b dính dp lôi cun.”

Cuộc sống luôn còn ở đấy, nó tồn tại từng khắc từng giờ, từng ngày khắp mặt đất này, ấy vậy mà nó chẳng bao giờ bày tỏ một diện mạo rõ ràng để thanh toán một lần cho xong, chỉ một lần thôi, nỗi lo lắng hoang mang của con người. Vì vậy con người vẫn tiếp tục sống như “Tôi sinh trong mê mui, sng trong hi hp, và chết trong hoài nghi” (Aristote).

Một Epicure cũng lý giải cơn trăn trở trước huyền nhiệm cuộc đời bằng sự bất lực của hiện diện éo le con người: “Ngày nào ta còn cái chết chưa có, và khi có cái chết ta không còn nữa.” Chính sự huyền nhiệm cuộc đời mà từ xưa đến nay, từ buổi ban mai mà nền văn học mới chỉ manh nha qua môi miệng con người cho đến nền văn học thượng lưu ghi trên da thú và đến ngày nay – nền văn học của đại tiệc ấn loát máy in hàng loạt, văn học vừa đề cập đến thân xác vừa đề cập đến linh hồn, vừa đề cập đến con người vừa đề cập đến ma quỉ, vừa đề cập đến trần gian vừa đề cập đến địa ngục, vừa đề cập đến nước người vừa đề cập đến Nước Trời. Tất cả mọi vẻ của cuộc sống từ thực tại đến hư ảnh của nó đều được lật xới xem xét. Nhưng cuộc đời vẫn chẳng chịu ngừng là một huyền nhiệm bởi lẽ cùng lúc cuộc sống là toàn diện trong không gian và trong thời gian: quá khứ – hiện tại – tương lai; trong khi đó bằng sự hiện diện phù sinh của mình, con người chỉ có thể lý giải cuộc sống qua những tia chớp ngắn ngủi của hiện tại.

Chúng ta thử nghĩ, một cặp vợ chồng mới cưới, họ mong có con, đứa con của họ có chưa? Ngược lại những người đã chết, họ có ở với chúng ta không? Một Chúa Jê-su, một Đức Phật Thích Ca, một Socrate, và một Gandhi… có để lại giá trị và hình ảnh cho loài người không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta hãy nhìn vào thực tế, những tháp chuông, những thánh đường, những tín đồ, những sinh hoạt tín ngưỡng hàng ngày nhan nhản khắp mặt đất này là nhân danh cái gì? Chúng ta hãy nghe cách lý giải toàn diện của Plutarque: “Chng phi người ta ph nhn rng nhng k được sinh ra và sng là không có, nhưng đúng ra người ta nghĩ rng nhng k chưa được sinh ra là có, và c nhng k chết ri cũng vn có.

Cuối cùng, chúng ta hãy đưa cuộc đời huyền nhiệm của mình vào một cuộc đời mênh mông toàn diện, một cuộc đời không chỉ bó hẹp trong biên giới của con người, mà là một cuộc đời – một tình yêu mở ra với toàn thể vũ trụ này. Levis Strauss nói: “Không ch mình con người là kính trng, nhưng là s sng dưới mi hình thc, vì tt c nhng gì con người chiếm đot mà làm thit hi cho s sng nói chung đu tr thành đe da cho chính con người.

Đi người là sng vi!

Nhưng cuộc đời sống với tha nhân của con người không phải sự chồng xếp của những hòn gạch để xây thành một bức tường, không phải một bày cừu yếu ớt sợ hãi cùng co cụp lại trước nanh vuốt của một con sói, cũng không phải đoàn người cấu kết nhau để vượt qua sa mạc đầy hoang vu ghê rợn, cũng không phải những con tim nhút nhát đang quây lại thì thầm kinh hãi trong bóng đêm ám ảnh đầy ma quái! Cuộc đời người là sống với, nhưng sống với bằng một liên đới cao cả nhân bản nhất! Sống bằng một cứu cánh của tình yêu! Không có tình yêu kiếp người sẽ trở nên kiếp đọa đầy không thể nào chịu nổi. Chúng ta hãy nghe niềm ao ước tình yêu của thánh Paul: “Dù tôi chia hết ca ci ca tôi cho người nghèo, dù tôi hiến c thân th tôi đ thiêu đt, nếu không có tình yêu thì điu đó cũng không có ích gì.”

Sau huyền nhiệm cuộc đời, chúng ta hãy bước vào một huyền nhiệm sát cánh nhất: huyền nhiệm tình yêu. Chúng ta sẽ lần lượt dò tìm tình yêu theo các ngả: dục tính, ái tình, bản tính của tình yêu, và huyền nhiệm tình yêu được xét như là những nghịch lý éo le của tình yêu.

Tình yêu! Ôi tình yêu! Còn từ ngữ nào quyến rũ tha thiết đáng ao ước hơn thế! Nó đáng ao ước đến nỗi mà chính Thiên Chúa – Người toàn năng toàn bích trên các tầng trời cũng hiện diện trước mắt con người bằng một tuyên xưng đầu tiên “Thiên Chúa là tình yêu”. Nhưng tình yêu là gì? Ngay khi ta đặt câu hỏi cho niềm khao khát nhất của mình thì nỗi khao khát đó lại vọt đi; con người chẳng bao giờ có thể lấp đầy khao khát của mình cả, và lúc đó khao khát chỉ còn là vũng nước tù đọng chẳng đáng thò một bàn chân xuống rửa. Vậy tình yêu có lẽ phải là một khao khát không biết mỏi đưa cuốn nhớ nhung, ao ước, hạnh phúc về huyền nhiệm. Chúng ta hãy thử ngắm xem cuộc đuổi bắt muôn đời của tình yêu: “Nhng nhân tình sung sướng là nhng nhân tình không sung sướng, nghĩa là nhng người b ném vào nhng cuc tìm kiếm ln nhau vô hn, tìm cung cung cá tính ca người kia luôn luôn có đy và luôn luôn vng mt, luôn luôn biến mt và luôn luôn tìm thy” (La pensee interrogative, tr.22).

Tình yêu liệu có cao cả và đáng ao ước? Tình yêu đáng ao ước, điều đó thì rõ rồi! Còn tình yêu có cao cả không? Thì là cuộc tranh luận chẳng bao giờ ngã ngũ của loài người. Người thì cho rằng tình yêu chỉ là một cái tên đặt cho cơn cuồng si đeo đuổi khát vọng truy cầu dục thú của con người. người thì cho rằng tình yêu là cơn khát cao cả của thân xác ao ước lý tưởng cao viễn của tâm hồn.

Ai đúng, ai sai? Tất cả vẫn đang ở trong vòng tranh cãi. Nó khó nắm bắt như cuộc tranh luận về bản tính của con người là thể xác hay linh hồn? Chúng ta hãy tham bác cái nhìn của Francois Nourisser khá là lịch lãm trung dung: “Ái tình à, đó là cách không gi khoái lc là khoái lc, mà cũng chng gi là gì c.” Hoặc cách nhìn của Nietzsche coi tình yêu như một chuỗi cơn điên của khát vọng cuồng si: “Tình yêu đó là nhng cơn điên ngn. Và hôn nhân ca bn chm dt nhng cơn điên ngn kia bng s ngu dt lâu dài.”

6. TÌNH YÊU MUN TIÊU VONG KHONG CÁCH

Để dò tìm con đường huyễn hoặc của tình yêu một cách từ tốn hơn, chúng ta hãy bắt đầu từ thân xác như bắt đầu từ nền tảng thực tại đầu tiên. Tình yêu không phải là tình dục! Tiên đề đó phải được xác định như chân lý A bằng A; và A không phải bằng B. Nhưng tình yêu được bắt đầu từ thị dục của thân xác, bằng chứng là chỉ có tình yêu giữa người nam và người nữ thực sự, những người có đầy đủ tiềm năng và khả năng chứng tỏ được giới tính của mình. Tuy vậy tình yêu không dừng ở cuộc tát cạn lẫn nhau trong lạc thú của thân xác, khi thị dục thân xác được thực hiện thì cuộc giao hoan đó sẽ hoàn tất vai trò của tình dục.

Còn tình yêu là gì? Nó phải là thị dục thân xác đang sải đập đôi cánh ao ước của nó bay về ngả cao khiết của tâm hồn. Tuy vậy, thân xác và tình dục xuất hiện như một nền tảng đầu tiên, mà ở đó tình yêu bắt đầu ló ra khi cái nền tảng ‘trần tục” ấy khao khát cứu rỗi lấy mình bằng cách cất cánh bay lên. Tình yêu là: THỊ DỤC THÂN XÁC ĐANG KHÁT KHAO CỨU RỖI ĐỂ BƯỚC VÀO RANH GIỚI CỦA TÂM HỒN.

Chúng ta hãy nhìn đôi cánh thăng hoa của một Walt Whitman : “Cuc sng đích thc ca nhng giác quan và xác tht tôi siêu thăng giác quan và xác tht tôi” (The real life of my senses and flesh transcending my senses and flesh).

Cứu cánh của tình dục không chỉ là thỏa thuê một thân xác đầy thị dục mà là nâng cao thân xác lên. Cứu cánh của đam mê không phải cuộc tưới rót đầy lạc thú xuống thân xác mà còn là thổi vào linh hồn một sức sống viên mãn khích khởi những khát vọng siêu việt cao cả. Tóm lại cứu cánh của tình dục là đam mê! Cứu cánh của đam mê là tình yêu! Thánh Augustine nói: “Tt c nhng vn đng ca linh hn mà chúng ta gi là đam mê, s gin lược vào tình yêu” (Tous les mouvements de l’ame que nous appellons les passions se reduisent a l’amour. –sdd ‘Philosophie Moderne’, tr.36).

Con người là tinh thần! Con người là khát vọng! Cũng vậy tình yêu phải là khát vọng của con người muốn vượt khỏi biên giới hữu hạn của thân xác để lao về miền đất cao cả của tâm hồn, bởi chỉ khi được sống trong những giá trị tâm hồn, con người mới đạt đến tự do và mới đạt đến cuộc giải phóng toàn diện con người. Con người không chỉ là thân xác, tình yêu không chỉ là dục thú. Mounier nói: “Người ta không tìm cách chiếm đot người mình yêu như chiếm đot mt xác tht, nhưng như là s dâng hiến.” Rút cục, để an định cho giá trị của tình yêu trên nền tảng của tình dục mãnh liệt, chúng ta hãy tham bác ý tưởng của một nhà văn: “Không có tình yêu, tình dc s tr nên chán ngy trong tha thuê nhơ nhp, và khi không đi đến tình dc tình yêu s chng tha lòng khi chưa đt đến tt đnh lòng ao ước.

Đó là thực tại chứ không phải lý thuyết duy niệm nữa. Bởi lẽ trong đời sống luôn xảy ra một thực tại là: sau khi ân ái hân hoan với nhau, người ta tràn đầy sự mặc cảm. Tại sao vậy? Ở đây, tôi không định giải phẫu thứ mặc cảm tình dục được nhìn nhận như thứ thực tại giải phóng của cơ thể ở giai đoạn sinh thể hạ tầng kiến trúc theo cách nhìn cơ – sinh lý học, hoặc theo cách nhìn phân tâm học của Freud; bởi đó là xu hướng có tính chuyên biệt, tốt hơn hết chúng ta hãy hướng vào thực tại đời sống. Người Pháp có một câu nói nổi tiếng: “Mens, si tu veux, mais parles tu m’aimes” – Hãy nói di nếu anh mun, nhưng hãy nói anh yêu tôi. Tại sao người ta muốn chữ yêu và cầu khẩn chữ yêu đến vậy? Có phải trong mỗi mặc cảm của lạc thú hân hoan vừa dứt, người ta muốn hóa giải thân xác còn đầy tồn đọng bằng ngả của tâm hồn qua chữ yêu?

Và trong trường hợp đó chữ yêu dù có được sáng tác kịp thời, cho dù người ta biết rằng đó là lời nói dối, nhưng chẳng hề gì, điều mà người ta cần là sự biện giải cho cuộc chung đụng của thân xác, một cuộc biện giải nhằm tâm hồn hóa và đưa cuộc chung đụng có tính máy móc của thân xác vào một đời sống vẹn toàn, một đời sống không chỉ có cuộc vui còn vấy bẩn của thân xác mà phải bao gồm sự nghiệp cao nhã của tâm hồn. Bởi vậy tình yêu là cao cả là thiết yếu cho con người. Tình yêu là sự biện chính toàn diện cho đời sống thân xác của đôi lứa, và tình yêu sẽ thánh hóa con người.

Sau khi bàn đến sự thiết yếu của tình yêu trong đời sống, bây giờ chúng ta hãy bước vào giữa tình yêu để dò tìm bản tính của nó.

Tình yêu là tình yêu với tha nhân, với xã hội, với nhân loại, với đời sống. Song ở đây chúng ta chỉ bàn đến tình yêu đôi lứa, một tình yêu được xem như nhân lõi của mọi tình yêu, một tình yêu mà con người luôn phải dựng lên một giàn giáo cao nhất để xây lên đỉnh tháp cho nó. Jasper nói: “Khi tôi yêu nhân loi nói chung, tôi chưa yêu, nhưng ch khi tôi yêu mt người duy nht, tình yêu mi mang ý nghĩa” (Wer nur die Menscheheit, liebt gor nicht, wer diesen bestimonten Menschen liebt).

Vy tình yêu đôi la là gì?

Câu hỏi đó nghe thoáng qua có vẻ như là thừa, bởi quá hiển nhiên rằng: tình yêu đôi lứa là tình yêu của cặp người nam và người nữ. Song đó chỉ là sự hiển nhiên của mô thức bên ngoài, còn nội dung thì sao? Tình yêu có phải là khát vọng, là sự cố gắng của hai cá thể riêng rẽ muốn càng ngày càng gắn bó với nhau, muốn trở nên ruột thịt của nhau, và tột cùng của khát vọng là muốn hội nhập hai cá thể thành một đại cá thể nhị nguyên. Tại sao khi yêu người ta nói “em của anh” hoặc “anh của em”? Ở đây khi chữ “của” xuất hiện thì sở hữu cũng xuất hiện, sở hữu xuất hiện để xác tín rằng: người tình là của tôi như là chính tôi; có nghĩa là khoảng cách ngoại tại giữa hai cá thể đã được lấp kín không phải bằng một đường nối – một dây nối, mà bằng cách hai cá thể ngày càng xích lại gần nhau, và khi hai người càng tiệm tiến vào nhau thì khoảng cách càng lúc càng bị tát cạn. Tóm lại đến đây chúng ta có thể nói rằng: tình yêu là một khát vọng, một nỗ lực nhằm nội tại tha nhân ở ngoài mình vẫn bị coi như một khách thể! Hoặc nói cách khác, tình yêu là con đường nội tại đang cố gắng lấp đầy khoảng cách ở ngoại tại.

Người Anh thường gọi bạn tình của mình là “my sweet heart” – trái tim của tôi ơi, hoặc “my better half” – một nửa tốt đẹp của tôi ơi, bằng cách gọi đó kẻ đang yêu muốn triệt bỏ hoàn toàn khoảng cách giữa hai con người bằng cách đặt người bạn tình vào giữa trái tim, vào giữa cơ thể hắn. Chúng ta hãy tham bác ý kiến sau đây của Marcel: “Tình yêu là s t chi tích cc b coi như khác th, chính vì thế tình yêu loi tr k th ba toàn din” (Theo ‘Hiện hữu với tha nhân’, Đặng Phùng Quân, tr.133).

7. YÊU NHƯ ĐIÊN NHƯNG KHÔNG PHI THNG ĐIÊN

Đó là tình yêu xét từ cái nhìn bên ngoài vào hai cá thể. Song trên thực tế, tình yêu thiết yếu xảy ra giữa hai cá thể đang hy vọng nuốt chửng những khoảng cách ở ngoài mình. “Hai người” chữ đấy réo lên nghe tha thiết biết bao, nhưng cũng bi thảm nghịch lý biết bao, bởi lẽ chính họ là cả thế giới rồi. Hai người, họ có thể “thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”, họ có thể giằng co, hành hạ, giầy xéo lẫn nhau, giầy xéo lên ý nghĩa làm người của nhau; họ có thể biến thành bi kịch thê lương như cặp Romeo và Juliet, họ có thể biến thành hai bàn tay xiết lấy cổ người tình đầy thảm khốc của Ô-ten-lô, họ là những cơn ghen không chỉ thiêu cháy người tình trong cường toan, lửa, thuốc súng hay gươm đao; họ là A-đam và Ê-va đã sản sinh cả thế giới này mà cùng lúc không quên hạ sinh tội lỗi tổ tông cho loài người…

Lứa đôi, ôi họ có thể trao nhau niềm hạnh phúc hân hoan bay bổng đến tận cửa thiên đường, nhưng cũng sẵn sàng giáng cho nhau những bi kịch chí tử đau đớn nhất vũ trụ này. Họ vừa là mầm của hạnh phúc vừa là mầm của tai họa nhân loại. Một văn hào nổi tiếng đã thốt lên rằng: “Hơn chín mươi phn trăm bi kch ca thế gii xy ra trên giường ng.”

Quả là bi kịch! Giường ngủ của cặp uyên ương chứa đầy hạnh phúc nhất, mà cũng chất đầy tai ương đau đớn nhất.

Lứa đôi, tự thân đã là một quốc gia, sau đó là vũ trụ rồi. Khi hai kẻ yêu nhau, họ nhìn ngắm uống lấy nhau, thở cùng nhau, đối với họ người thứ ba đã là thừa, thì xã hội còn bị rơi vào cuộc lãnh cảm thờ ơ gấp bội. Bởi vậy chúng ta hãy bước vào tình yêu mênh mông của lứa đôi, ở đó có cả nội tại lẫn ngoại tại, có cả cái tôi và tha nhân, có cả hạnh phúc và đau khổ, có cả hòa bình và chiến tranh, có cả thiên đường và hỏa ngục.

Tại sao tình yêu mênh mông là vậy? Tại sao tình yêu là một đỉnh non hạnh phúc tột bậc nhưng lại chẳng khôn ngoan khi xếp đá bên bờ vực thẳm bày sẵn một hố sâu hun hút đổ nát, tan rã và bi thương làm vậy? Tình yêu mãnh liệt, bởi vì nó là cơn khát cuồng si của hai cá thể dị biệt, những âm – dương tách bạch mới có thể trao nhau tình yêu, nhưng bi kịch là ở chỗ này, nghịch lý là ở chỗ này!

Khi hai cá thể dị biệt, tự thân chúng sẽ là kẻ thù của nhau, bởi lẽ chúng không đồng giới, “đồng hương”, đồng quan điểm với nhau. Thực tại đã chứng tỏ cho ta thấy: chẳng có lời dè bỉu khinh thị phụ nữ nào thường xuyên liên tục hơn lời dè bỉu của gã đàn ông giành cho bạn tình gã; và cũng chẳng có lời chê bai đàn ông nào say sưa liên lỉ như một bài ca dào dạt khắp mặt đất này hơn là bài ca trên môi miệng xinh xắn của chị em dành cho người hùng của họ.

Tại sao vậy? Bởi chúng không cùng đội ngũ, nhưng oái oăm thay chúng lại không thể sống nổi nếu thiếu nhau. Tình yêu giữa đàn ông và đàn bà giống như cuộc chung sống sát cánh đầy đố kỵ của linh hồn và thân xác – chúng sống bên nhau cọ sát, giằng co, hun đúc để viên thành lẫn nhau. Tình yêu thực sự là cuộc tình tha thiết của “kẻ thù” ta! Hãy tin rằng: tình yêu cao cả, đại lượng, bao dung và lớn hơn sự thù nghịch.

Khi có ý định bước vào lãnh địa mênh mông của tình yêu, chúng ta bắt gặp một thế giới huyền nhiệm mở ra bất tận, bởi lẽ không chỉ cặp tình nhân nhập nhòa dấu mặt lẫn nhau, mà ngay cả chính ta, khi ta yêu ta cũng chẳng lường nổi ta là ai, ta là ý chí hay tình cảm, ta là dự định hay bột phát, ta là con người hay đam mê thần thánh, ta là người tỉnh hay một gã điên? Chúng ta hãy nghe một châm ngôn Latin: “Tình yêu: đó là cái t nó chng biết gì là khôn ngoan, là chng mc; người ta không th dùng khôn ngoan mà tr nó được.”

Chúng ta hãy tiếp cận một kẻ đang yêu, thử xem tình yêu của gã đến từ nỗi si tình của gã hay đến từ sự cám dỗ nơi bạn tình của gã? Đây là câu hỏi cũng được con người tranh cãi nhiều, dường như người ta tranh cãi không để tìm ra chân lý mà chỉ để lời qua tiếng lại vì một khao khát yêu đương cứ thắp lửa ở trong tim. Tuy thế có lẽ chúng ta nên nhìn nhận rằng: tình yêu trước hết phải xuất phát từ một cá nhân có khả năng yêu đương, khả năng đó khiến cá nhân này khát yêu, sau đó tình yêu đã xuất hiện như một quyến rũ, một mời gọi cơn khát đó. Và khi hai cơn khát gặp nhau, lựa chọn nhau thì tình yêu xuất hiện. Spinoza nói: “Tình yêu là mt s kích thích đng thi là mt ý nim do bên ngoài khích khi.”

Và tình yêu chỉ có được trong khi mải mê theo đuổi người tình một cách cuồng si, kẻ si tình đã đánh rơi bản ngã của mình, rồi hắn vong thân mình để mong hòa nhập với bạn tình. Tình yêu là bước ra khỏi bản ngã vị kỷ để hòa nhập với bạn tình! Khi nào con người còn rụt rè hay tính toán cố thủ trong biên cương vị kỷ của mình thì tình yêu chưa xuất hiện. Tình yêu là khát vọng dấn thân để hướng về bạn tình một cách toàn diện và trọn vẹn. Mounier nói: “Yêu là mun cho người yêu thc hin được nhân v ca mình” (Le Personnalisme, tr.41). Umberto Eco nói: “Tình yêu chân chính mun đi tượng yêu hưởng điu tt đp” (Tên của đóa hồng, tr.377).

Kẻ si tình cuồng si theo đuổi người mà gã yêu đến thống khổ, như vậy tình yêu xuất hiện như một khởi phát của lý trí hay của đam mê duy cảm? Chữ lý trí xuất hiện như một hòn đá sần sùi thô bạo ném xuống phá tan mặt nước dạt dào tình yêu của chúng ta, bởi lẽ tình yêu thường xuất hiện như một tia chớp, một tiếng sét giáng vào trái tim đang trống vắng. Nhưng nếu tình yêu chỉ là đam mê, thì cái gì làm cho nó trường cửu, bởi lẽ đam mê sẽ chóng lụi tàn, ai đó chẳng từng nói: “Dù người đàn bà có đp đến đâu s b nht phai sau nhng nim hoan lc.

Có một câu châm ngôn rằng: “Hãy yêu như điên nhưng đng yêu như thng điên.” Yêu như điên là yêu trong cường lực ái tình dữ dội và táo bạo chẳng biết đến hiểm nguy là gì, yêu như một Romeo trèo tường nhảy vào giữa cái ổ hận thù của nhà người yêu ngập đầy cung kiếm. Nhưng không yêu như thằng điên, một thằng không đủ lý trí để soi xét.

8. TÌNH YÊU CH LÀ MÓN QUÀ TRÁ NGY CHO CUC TRUYN SINH

Hạnh phúc có bao gồm sự dẫn lối , phán đoán của lý trí không, điều này chúng ta sẽ đề cập ở phần sau, nhưng ở đây chúng ta dường như phải thừa nhận với nhau rằng: tình yêu trước hết là một sự lựa chọn. Tại sao trong cả trăm vạn người tôi chỉ yêu có nàng, và tại sao trong cả muôn vạn người đến tỏ tình nàng chỉ nhận lấy mỗi tình Cảm của tôi? Chẳng phải tôi đã chọn nàng, và ngược lại nàng đã chọn tôi sao?

Vậy lựa chọn là gì? Lựa chọn chẳng là nó khi vắng bóng sự tham gia của một ý chí sáng suốt. Nhưng như Shakespeare nói: “Ai yêu mà chng yêu ngay t lúc thot nhìn” (Whoever loved that loved not at first sight) thì sao?

Thực ra có một tia chớp ái tình vụt xuống trái tim bạn, và bạn chẳng có đủ thời gian suy ngẫm lựa chọn người bạn tình, bạn chỉ muốn đuổi theo nàng dù ở bất kỳ đâu… thì bạn vẫn lựa chọn! Tại sao vậy? Bởi lẽ sống ở đời bạn luôn luôn khát yêu, và bạn luôn để mắt tìm kiếm người bạn tình cho mình, nhưng bạn chưa gặp bởi vì bạn chưa chọn được ai. Và khi nàng xuất hiện, nàng chính là hình ảnh cần lựa chọn mà vẫn vắng bóng với bạn, nàng như sự lựa chọn đến lúc đó mới xuất hiện để lấp đầy sự chờ đợi của bạn.

Ngoài sự lựa chọn của hai con tim, tình yêu còn được xem xét từ một nguồn gốc rất sâu xa, nguồn gốc đó được hiểu như duyên phận vĩnh cửu, mà hai con tim hiện sinh đang phối ngẫu ngất ngây cứ lầm tưởng mình đã quyến rũ nhau, mình đã lựa chọn nhau, kỳ thực họ chỉ là cái bóng ngẫu nhiên nằm trong chuỗi ái tình tất định của hôn phối càn khôn. Tại sao vậy? Khi người nam và người nữ lựa chọn nhau, họ tưởng phải lòng nhau qua sự thẩm định bằng đôi mắt hay đôi tai; kỳ thực có một sức mạnh huyền bí dữ dội sâu thẳm từ bên trong đẩy họ đến với nhau, hoặc là ở họ đã xuất hiện một sự phù hợp, một sự giao kết tiền lựa chọn, lúc đó con mắt, đôi tai chỉ là cái hợp thức hóa những giá trị đã mặc khải từ bên trong.

Chúng ta thử ngắm những đám bèo trôi trên sông, chúng ta sẽ thấy những đám bèo tây thường tụ lại với nhau, và những đám bèo hoa dâu cũng chẳng kể sức mình bé mọn cũng quây quần thành một khối. Chẳng phải những đám bèo giống nhau về kích thước đã cùng dập dình trên sông với mội tần số giống nhau để rồi chúng lần hồi tìm đến nhau hay sao? Tình yêu cũng vậy những con tim cùng tần số định mệnh hoặc sinh thể đã tự đánh điện tín cho nhau trong mặc khải, trước khi họ vén màn bước ra hiện diện.

Cái sức mạnh bí nhiệm thống lĩnh tình yêu của triệu triệu con tim si tình là thần lực ái tình của càn khôn, của cha Trời – mẹ Đất, của âm dương. Khi xét vạn vật chúng ta không thể dời bỏ cứu cánh như một chuẩn mực tối hậu để thẩm định. Cứu cánh của tình yêu càn khôn là gì? Là duy trì một sự sống hằng tồn miên tục. Chúng ta hãy nhìn những người cha ở khắp các thành phố, khắp hang cùng ngõ hẻm của hành tinh la rú lên khi nghe vợ mình hạ sinh con trai, chúng ta hãy chia sẻ cùng anh ta, niềm vui của anh có nghĩa là: tôi có con trai, nó sẽ thay thế tôi để gieo cấy sự sống, chủng giới của tôi vào cuộc đời để thực thi khát vọng vĩnh cửu. Rồi chúng ta hãy nhìn người phụ nữ chăm ẵm đứa con của mình từ lúc lọt lòng đến khi trưởng thành, chẳng phải sứ mệnh cao cả nhất của họ là được làm mẹ để bảo tồn và nuôi dưỡng sự sống là gì?

Trong rất nhiều tiểu thuyết, vở kịch và phim truyện, chúng ta bắt gặp những gã trai khi bị người tình tuyên bố cắt đứt, không những gã chẳng buốn tí nào, mà gã còn lao vào giữa cánh đồng mênh mông hay khoảng rừng bát ngát để gào lên thật to những lời hoan hỉ “tôi được tự do”. Thứ tự do mà gã gào lên ở đây, không phải thứ tự do để gã có được cơ hội thênh thang mong sáp vào vòng tay những cô ả mới, mà tự do ở đây được phát bung ra từ một lồng ngực, một cơ thể ép nén, cưỡng chế trong dòng chảy sinh thể của lề luật thiên nhiên khắc nghiệt. Trong tác phẩm “Siêu hình tình yêu, siêu hình s chết” Shopenhauer đã rà soát rất kỹ điểm này. Theo ông thì tình yêu chỉ là món quà bé mọn của thiên nhiên ban thưởng và dụ dỗ con người lao vào cuộc đuổi bắt truyền sinh không biết mệt để tăng dân số cho nước thiên nhiên toàn thể. Tất cả những đam mê nồng cháy mà tình yêu có được chỉ là sức lôi cuốn dữ dội, mãnh liệt của một nguồn sống cuộn chảy từ sâu thẳm tiềm năng, và tình yêu chỉ là những điểm son bột phát trong dòng chảy bất khả cưỡng đó.

Thiên nhiên cho con người lạc thú ái tình để mua chuộc con người hãy tấn tới trong cuộc truyền sinh. Và đừng nản lòng, bởi phần thưởng đam mê, lạc thú giành cho con người là rất lớn . Bởi vậy khi người đàn ông được giải phóng khỏi người đàn bà của mình, anh ta không phải được tự do khi thoát khỏi nàng, mà anh được tự do khi thoát khỏi nhiệm vụ truyền sinh dai dẳng, liên lỉ của thiên nhiên cứ khoác ách lên vai anh ta.

Thoát khỏi nhiệm vụ truyền sinh của tạo hóa như là thoát khỏi việc làm của một tên xung kích tình dục, thoát khỏi trách nhiệm ân ái của một gã “dê cụ” mỗi bình minh và mỗi hoàng hôn, thoát khỏi việc phải làm một con “bò giống” suốt ngày lo cày cấy trên các ả “bò cái”. Đó cũng là nhãn quan khá căn bản của đạo Phật cũng như nhiều tôn giáo chủ trương. Đạo Phật cho rằng, muốn thoát khỏi kiếp luân hồi bi lụy khổ đau thì việc đầu tiên là phải từ bỏ, triệt tiêu tận căn để nguồn gốc ái dục. Bởi vậy đã có biết bao trai gái bỏ làng, bỏ người tình xinh xắn của mình tìm lên núi cao giam mình vào giữa các tu thất để lẩn trốn nhiệm vụ truyền sinh.

Đấy là việc của các tu sĩ, chúng ta chỉ lần theo bước họ để nhìn nhận một tình yêu được khởi nguồn từ hang sâu thăm thẳm ngọn nguồn bí nhiệm của sinh tồn vũ trụ.

9. YÊU – GHÉT MC CM TRÁI NGHCH CA ÁI TÌNH

Bây giờ chúng ta hãy trở lại đất sống dạt dào tình yêu của mình, một đất sống ong bướm trần gian thấm đẫm tình yêu giữa lòng vũ trụ khả ái vô cùng. Mateo Aleman nói về tình yêu như sau: “Khi đã yêu người ta chng cn đ lâu, phi suy nghĩ, phi chn la; nhưng ngay t cái nhìn đu, nhìn mt cái thôi cũng đ đ cho hai lòng giao hp, hay cái người ta thường gi là tương cm máu huyết, mt s tương cm thường được mt s nh hưởng ca các sao kích thích.

Đó là sự tương cảm của ma lực huyền bí vũ trụ, bởi lẽ con người cũng như ong bướm chỉ là diện mạo minh nhiên cái mối tình mặc khải tha thiết chẳng ngừng của càn khôn, và một Chamfort đã nói: “Khi mt người đàn ông và người đàn bà yêu nhau mãnh lit, tôi thiết tưởng dù có tr ngi gì ngăn cách đi na, chng hn chng, cha m,v.v… đôi tình nhân kia vn là ca nhau, do đnh lut thiên nhiên h vn thuc v nhau theo l tri, bt chp các lut l và công ước ca con người.

Tình yêu đem lại hạnh phúc dạt dào cho con người, song con người không thể đến với tình yêu như một gã tay chơi sẵn túi rủng rẻng tiền bước vào tiệm ăn để thưởng thức các món ăn như súp Tầu, trứng cá Nga, hay mì ống Italia… Ngược lại con người đến với tình yêu một cách đầy trách nhiệm và bổn phận. Chúng ta hãy nghe Kant bàn về bổn phận của tình yêu: “Tình yêu là cm tính đã vơi bt đi nhiu, nó chính là bn phn, bn phn ca luân lý hoc là s thc thi khát vng đo đc ca chúng ta… Tình yêu là con đường ca nhng mi giao kết t thân. Nó là mt kinh nghim, bi nó chúng ta có được mt cái nhìn vượt xa lý tính và cui cùng nó dn chúng ta thâm nhp vào mt thế gii t n du sau cái v ca mình. Mt thế gii mà siêu hình hc tr nên mt nhn thc mơ h nhưng hoàn toàn vô minh” (F. Tomlin ‘Les Grands Philosophes de l’Occident’, Paris 1951, tr.204).

Tình yêu là tài sản vô giá của cuộc đời, nó là nguồn hạnh phúc dạt dào vô biên cho cuộc đời, bởi thế bạn và tôi – chúng ta phải thực hiện một bổn phận trọn vẹn, đầy đủ và cao cả nhất để tìm kiếm lấy nó, giữ lấy nó, nuôi dưỡng nó trong ngọn lửa khát sống bất tận. Hãy ấp ủ, dưỡng sinh và tôn vinh tình yêu đời đời.

Song tình yêu không chỉ là quả ngọt mà Chúa đã ban cho A-đam và Êva ở vườn Địa Đàng, mà tình yêu còn là một trái cấm đắng cay, buốt giá và đau khổ; đó chính là vực thẳm khổ đau cứ nhẫn tâm đào sâu mãi xuống đáy vực hun hút vô tận của mình để chanh vanh chiều cao với các tầng trời của hạnh phúc tình yêu. Tình yêu hun đúc con người trong ngọn lửa say sưa hạnh phúc bao nhiêu, thì tình yêu cũng thiêu trụi con người trong chính ngọn lửa đau đớn đó! Tình yêu càng đam mê dữ dội cháy bỏng bao nhiêu thì càng có nguy cơ dẫn đến những bi kịch thê thảm bấy nhiêu! Tình yêu đang thiêu đốt cuộc sống nồng nàn ở khắp nơi, nhưng ở khắp chốn tình yêu cũng đang cấy mầm ươm cây cho những bi kịch thống khổ của một Romeo và Juliet, một Ô-ten-lô và Đet-đê-mô-na, một Ocphe và Ơ-ri-đix… Tại sao vậy?

Tình yêu giống như nhiều chuyên gia ái tình lọc lõi đã quan sát, ngay từ thời khắc đầu tiên nó đã bị đặt vào giữa cảnh ngộ éo le (nỗi đau thứ nhất của tình yêu). Tình yêu là cái con người khao khát nhất, vậy mà người ta tìm đến nó bằng thái độ rụt rè, bẽn lẽn và giấu mặt. Con người có thể truy cầu những dục vọng khác một cách rất tự nhiên, họ có thể nói “tôi đang đói”, “tôi khát quá”, song chẳng mấy khi người ta thấy một trinh nữ thốt lên “tôi đang khát tình đây”, thậm chí nàng còn đón nhận tình yêu bằng cách chối đẩy người bạn tình mà nàng vẫn thầm yêu trộm nhớ. Đây là tình cảm mà người ta vẫn thường gặp trong tình yêu “Người ta yêu nó đng thi s nó… Cái thin cm đy ác cm và cái ác cm đy thin cm” (Kierkegaard).

Trong cuộc sống, chúng ta thấy rất nhiều kẻ gieo rắc những ác cảm đầu tiên cho nhau đã yêu nhau tha thiết, còn những kẻ gây được cho người khác cảm tình nhỏ nhoi nào đó thì cảm tình đó mãi mãi chỉ là ánh sáng nhợt nhạt chẳng bao giờ lớn lên để biến thành tình yêu. Ngược lại khi tình yêu đã phai tàn thường chẳng muốn nhìn mặt nhau nữa, tình yêu càng mặn mà bao nhiêu thì sự ghét bỏ càng dữ dội cay độc bấy nhiêu. Yêu – Ghét nếu nhìn theo nhãn quan triết học, thì chúng không phải là hai mà chỉ là hai cực vận động trong một con đường duy nhất của đồ thị ái tình mà thôi: yêu chẳng qua là cái ghét đã bị lấp đầy bởi ái tình trồi lên, ghét chẳng qua là tình yêu đã sụt lở tụt xuống khỏi những nấc thang tình ái. Và Nietzsche đã đặt một nền tảng hết sức cạn kiệt cho mặc cảm trái nghịch của ái tình: “K tình nhân mun sáng to bi hn khinh b. Biết gì v tình yêu k không biết khinh b chính cái mà mình yêu nht.”

Tình yêu không phải thứ nhựa dính ươn hèn mong kết dính con người vào một ái tình sán vào nhau ve vuốt cọ xát, mà tình yêu là đôi cánh bay bổng toàn diện của hai tâm hồn! Tình yêu phải giúp con người thánh hoá chính bản thân và người bạn tình của mình trong ngọn lửa hun đúc viên thành nóng chảy sự đau đớn! Chính vậy mà Nietzsche đã rú lên như thể tình yêu đang bị hạ cấp, bị kéo xuống thành quầy bia ôm biến tướng thoả thuê cơn dan díu vuốt ve máy móc của giá trị con người chỉ biết kề cận, sát cánh và qui hướng nhục thể: “Hãy chết đi nhng k yếu, nhng k bi: nguyên lý duy nht ca chúng ta v tình yêu vi loài người. Hơn na hãy giúp cho k đó sm siêu sinh.”

Theo ý tưởng của Nietzsche, thì chỉ có những kẻ hùng mạnh về thể xác và tâm hồn mới có nổi một tình yêu đích thực mãnh liệt. Còn tình yêu với những kẻ yếu ớt suy nhược chỉ là cuộc dan díu âm dương của một đôi giầy, đôi dép.

10. NI ĐAU CA TÌNH YÊU

Nỗi ngang trái thứ hai của tình yêu là sự MẤT – CÒN của nó. Biết bao người cho đến cuối cuộc đời vẫn than thở luyến tiếc như họ sinh nhầm vào cuộc đời, sinh nhầm định mệnh khi họ chẳng được hôn phối đầu bạc răng long với người bạn tình mà họ hằng canh cánh nhớ nhung vò võ cả một đời. Và cũng biết bao tiếng than thở luyến tiếc khi những mối tình đẹp đẽ đáng ao ước nhất trần gian này tan biến đi như những tạo vật tầm thường mà chẳng để lại nổi bất kỳ dấu vết luyến tiếc nào… Nào những mối tình giữa những công chúa tuyệt sắc giai nhân của cải gia thế lừng lẫy với những đức vua tài nghệ hào hoa bậc nhất, binh hùng tướng mạnh ở trong tay… Nghĩa là mối tình của họ chất đầy những điều kiện của tinh thần cũng như vật chất, vậy mà sự ngây ngất đến cuồng nộ của danh vọng, tiền bạc, quyền lực đó cũng không cứu vãn được sự sụp đổ của tình yêu vừa bén lửa đam mê đã lụi tàn.

Chúng ta hãy ngắm bi kịch tình yêu của Leo Tolstoi, một thiên tài danh bay khắp nước Nga và thế giới, một quí ông có trong tay những cánh đồng thẳng cánh cò bay với lợi tức hàng vạn rúp, kết hôn với một cô vợ mà sắc đẹp khiến cả thành phố phải ngả mũ chiêm ngưỡng. Còn thiếu một viên gạch nào nữa để xây lên tòa lâu đài hạnh phúc của họ? Vậy mà Tolstoi đã thở hấp hối trên một đống tuyết cô quạnh ở một ga xép nhỏ xa xăm với lời từ biệt cuối cùng rằng: “Đừng để tôi phải nhìn thấy vợ tôi”.

Vậy nỗi ngang trái mất – còn của tình yêu là bi kịch tàn tạ vừa khắc nghiệt vừa éo le của thời gian. Khi yêu người ta đều khao khát lấy được nhau để tựu thành quả ngọt hoàn mỹ cho tình yêu tha thiết của mình, nhưng khi lấy được nhau thì tình yêu có nguy cơ tàn tạ, bởi nó phải đương đầu với nguy cơ lão hóa, suy tàn đổ nát của thời gian. Khi yêu mà không lấy được nhau đó là một bi kịch thống khổ, một bi kịch đau đớn biến thành thảm kịch đến nỗi chẳng có lời nào có thể diễn tả nổi nỗi đau khổ của nó; tuy vậy tình yêu chẳng hôn phối là tình yêu bất tận, ở đó cặp tình nhân khao khát ao ước theo đuổi nhớ nhung, gìn giữ nỗi đau và hình ảnh của nhau suốt một đời. Sartre nói: “Cái mi tình vn trong tôi như mt vết thương lòng dày vò vô hn đnh.”

Bi kịch thứ ba của tình yêu có lẽ là một thảm họa dữ dội nhất về cường độ, tràn lan nhất về ngoại vi, âm ỉ dai dẳng nhất về sức thẩm lậu, tàn hủy ào ạt lộ liễu nhất về thị dục… Đó là sự ngang trái giữa LƯỢNG và PHẨM. Người phương Tây có câu thơ:

Trong cuc đi hoa tình yêu ch n mt ln.

Bạn hãy đúc kết cho mình kinh nghiệm về điều đó! Đó là một thực tại đã được tinh thần nhân loại hun đúc theo thời gian. Câu thơ này còn dẫn đến một ý tưởng khác chẳng kém mãnh liệt hơn: K yêu mt người là k yêu nhiu nht. Bạn có nghi ngờ chân lý này không? Kẻ chỉ yêu một người là kẻ chỉ tìm cách đào bới cái ý nghĩa của tình yêu nơi bạn tình duy nhất của anh, và anh tự đắp lên cao ngất cũng như đào sâu thăm thẳm cái ý nghĩa của tình yêu duy nhất ấy. Chúng ta hãy thử hình dung: một kẻ bỏ sức để đắp hàng trăm ngọn núi, đào hàng trăm hố thẳm trong cuộc đời; liệu những đỉnh núi mà hắn đắp có đủ thời gian để làm nên độ cao sừng sững hay không? Và những hố thẳm của hắn có đủ sự nỗ lực để khơi sâu hun hút hay không? Ngược lại có kẻ dành toàn bộ cuộc đời để đắp ngọn núi duy nhất của mình, đỉnh núi của hắn có vòi vọi giỡn mây năm tháng không? Và kẻ đó bỏ sức lực trọn vẹn để khơi sâu hố thẳm, thì hố thẳm của hắn có chọc thủng những địa tầng ở sâu lòng đất – ý nghĩa tình yêu hay không?

Tuy vậy bi kịch chính là ở chỗ này: một bi kịch thống khổ! Con người vừa tham lam phẩm tính lại vừa tham lam lượng tính. Nó vừa thích tình yêu bền mãi theo năm tháng lại vừa thích được hưởng mùa gặt hái của ái tình nằm rải rác khắp nơi trên cánh đồng cuộc đời. Người ta vừa thích người bạn tình của mình chung thủy để tạo dựng ý nghĩa thâm sâu nhất đời sống của con tim, lại vừa thích phiêu lãng cuộc đời để gặt hái những cơn gió mới cho da thịt. Thật là bi kịch! Một người đàn ông cũng như một người đàn bà chỉ có được một người bạn tình để tìm kiếm và tạo dựng một ý nghiã sâu sắc cho tình yêu, bởi vì số đàn bà và đàn ông trong suốt dòng lịch sử luôn luôn giữ kỷ lục về tỉ lệ 1-1. Bởi thế con người vừa là thợ xây tha thiết tạo dựng mối tình duy nhất thủy chung của mình, lại vừa là kẻ phá hoại muốn chọc thủng những tòa nhà kín mít sự thủy chung để ném ra lượm vào những làn gió mới mẻ đa tình cho cuộc đời.

Ôi con người luôn luôn là một bi kịch! Nó vừa là kẻ xây dựng vừa là kẻ phá hoại! Nó vừa là nhà luân lý vừa là kẻ phạm tội! Nó vừa say sưa yêu tha thiết thủy chung lại vừa phũ phàng bội bạc!

Con người thoát khỏi bi kịch éo le đó bằng cách nào? Bằng cách lựa chọn, bởi con người là tự do. Đứng trước những giá trị sống bạn hãy lựa chọn! Và trước con người, tôi khuyên bạn hãy lựa chọn tình yêu theo đuổi một hương sắc cao cả nhất, như Nietzsche nói: “Ch trong tình yêu tâm hn mi khao khát nhìn lên cao và hết sc tìm kiếm mt bn ngã cao siêu còn n giu.

11. LC THÚ ĐƠN GIN LÀ GÌ ?

Con người khát sống! Con người khát yêu! Bởi lẽ con người khát hạnh phúc! Nếu không có những tia sáng hạnh phúc, cuộc sống chỉ là kiếp đọa đầy. Con người lúc đó chỉ hùng hục làm để kiếm miếng ăn, sau đó thì lại hùng hục ăn để lấy sức làm việc! Nếu như thế thì cuộc đời đã giảm thiểu sức sống huyền nhiệm của nó để biến thành cuộc tồn tại máy móc. Không! Nhưng cuộc đời rất đẹp, rất đáng sống! Bởi con người vẫn khao khát truy cầu đeo đuổi hạnh phúc mà cuộc đời hứa hẹn. Pascal nói: “Tt c mi người đu tìm cho được sung sướng, không tr mt ai. H quyết đnh s gì mc lòng cũng ch vì điu đó. Đó là lý do hành đng ca mi người, c nhng người đi treo c.”

Đi tìm hạnh phúc, đó có phải là chân lý hiển nhiên không? Chẳng lẽ có con người nào lại thích đau khổ? Câu hỏi này cũng chẳng dễ trả lời chút nào, nhóm văn chương Xuân thu Nhã tập đã từng tuyên ngôn nguyên lý của mình về hạnh phúc như sau: “Cái lm l nht ca loài người, tai hi nht và bi thm nht có l là cuc đi tìm hnh phúc.” Hàng năm có biết bao nhiêu nữ nhi, trai tráng cởi áo đời mặc áo tu, xa lánh trần thế nhộn nhịp hoan hỉ, bước vào những tu viện kín cổng cao tường âm u hiu quạnh để hành hạ thân xác lẫn khát lạc thú cuộc đời? Biết bao thiền sư vượt những chặng đường cheo leo băng tuyết phủ tự nguyện giam mình trong những tu thất nằm chót vót trên những đỉnh non của dãy Hymalaya để đắm mình trong cô đơn khổ hạnh? Thông thường hơn nữa, các tín đồ Đạo Phật từ bỏ lạc thú ăn uống miếng ngon thức béo, rượu trưng cất mong tìm kiếm cuộc sống tinh khiết giản dị để hướng tới linh hồn. Sự kiêng khem xa lánh lạc thú là một nguyên lý, một quan niệm khá phổ biến trong các đạo giáo ở Ấn Độ. Người ta cho rằng hạnh phúc trọn vẹn toàn thể là hạnh phúc vượt lên trên tất cả các khát vọng và lạc thú, bởi lẽ lạc thú chính là đau khổ. Kinh Gita nói: “Hnh phúc nm trong ý thc xa lánh mi quan năng sinh t vui thú. Vì khao khát chính là đau kh” (tr.225).

Xa lánh hạnh phúc chọn con đường chông gai đau khổ chẳng phải là một con đường, một mô típ hành xác cổ xưa, ngay đầu thế kỷ 20 này, Sartre đã kêu lên: “Con người là mt đam mê vô ích” (L’homme est une passion inutile). Rồi một Samuel Butler đã phải la lên trước cái con người đầy nghịch lý, cái con người không thể lý giải nổi khi nó đắm mình trong cảnh ngộ éo le dày vò khốn khổ: “Ch tr loài người, còn tt c đng vt đu biết rng mc đích ca đi sng là th hưởng đi sng.” Và một Luther đã cổ xúy cho đời sống khoái lạc một cách hồn nhiên rằng: “Ai không yêu rượu, không yêu đàn bà con gái và không yêu bài hát thì là thng điên di sut đi” (Phạm Công Thiện ‘Ý thức mới trong văn nghệ và triết học’, Lá Bối 1964, tr.204).

Để bàn luận về việc con người có thích sống lạc thú hay không? Và nếu có thì con người sống lạc thú như thế nào? Chúng ta hãy tạm gác lại cái ý nghĩa của lạc thú, mà đi sâu vào để tìm chính bản tính của lạc thú. Đây là định nghĩa của Platon, một bậc thầy triết học, khiến cuộc mở màn tìm kiếm của chúng ta mắc ngay phải đống tơ vò: “Khoái lc là huyn hoc hơn hết trong mi s”. Tuy vậy chúng ta cũng chẳng sớm nản lòng, chúng ta hãy lần theo ý tưởng của triết gia cẩm nang nổi tiếng Aristote. Trong phần bàn về khoái lạc Aristote đã giải phẫu chà đi xát lại nhiều lần thuật ngữ “hoàn thành”. Qua đó chúng ta có thể thâu tóm ý tưởng của ông rằng: khoái lc là mt trng thái hoàn tt s tt đnh ca cm xúc. Như vậy, thì cho đến khi nào chưa có sự hoàn tất của cảm xúc thì chưa có khoái lạc. Giả sử khi bạn xem tập ảnh Playboy, những tranh ảnh đó chỉ có khả năng khích khởi chứ không tạo ra nổi khoái lạc cho bạn, bởi lẽ chúng không tạo ra nổi sự hoàn tất của cảm xúc. Vậy, với một người đàn ông da thịt, đàn bà đã phải là khoái lạc chưa? Bạn thử ngẫm đến giả dụ này:

Một buổi tối nào đó, bạn được mời đến dự buổi khai phô bức tượng Mi-lô thứ hai mà người ta mới tìm thấy. Dưới ánh đèn huyền ảo người ta khênh một bức tượng phủ che đầy những lớp vải ra. Mọi người nín thở chờ đợi. Rồi nhạc nổi lên, những thiếu nữ xinh đẹp xuất hiện, họ vừa múa vừa thoát y cho đến khi chẳng còn một mảnh vải nào trên người. Dàn nhạc chơi dồn dập. Những con tim nén lại đến tức thở vì thời khắc quảng phô sắp điểm. Tiếng nhạc ngừng lại, người ta quên cả thở để nhìn lên, những thân hình ngọc ngà của những thiếu nữ đứng xung quanh trở nên nhạt nhòa, mọi ánh mắt hướng thẳng về bức tượng đang được lật từng lớp vải. Và lớp vải trong suốt cuối cùng đã hiện ra để rồi chính nó cũng bị lật nốt. Ồ! Tuyệt! Tuyệt đẹp! Tiếng hô từ những lồng ngực chờ đợi bung ra tưởng chừng bật tung mái rạp. Mọi người đã được thị kiến một bức tượng tuyệt vời, một khát khao đã được hoàn tất, và lạc thú đã bay bổng trên tận đỉnh cao ngất của cảm xúc hồi hộp chờ đợi! (trong trường hợp này da thịt của các thiếu nữ chỉ đóng vai trò giới thiệu như thể những bức hình playboy sống). Thí dụ trên chỉ ra cho chúng ta thấy rằng: khoái lạc là sự hoàn tất một khát vọng đã được tạo dựng qui hướng và truy cầu đến sự hoàn tất.

Và sau khi thiết lập nên giây phút dứt điểm ngất ngây của khoái lạc, Aristote đã xưng tụng khoái lạc như một chức năng xây dựng cuộc đời: “Khoái lc thêm vào s làm vic cũng như nhng bông hoa làm tươi thm tui tr.”

Khoái lạc như những bông hoa tô thắm cho cuộc đời còn nhiều gian truân ưu họan, điều đó há không đáng ao ước sao? Có rất nhiều trí giả, nhà văn như Montaigne, Maupassant, Albert Camus, Krisnamurti… đã kêu gọi cho cuộc đời vui sống lạc thú duy nhiên của trần gian. Krisnamurti nói: “Tt c thú vui ca chúng ta đu có tính cht máy móc, bi vy ch có thú vui dc tính có tính sáng to.

Tuy nhiên một Kierkegaard lại một lần nữa đổ gáo nước lạnh vào cuộc vui hưởng lạc thú của chúng ta, ông nói: “Càng thụ hưởng càng thấy mình nghèo nàn” ( Lê Thành Trị ‘Hiện tượng luận về hiện sinh’, tr.59 ). Lạc thú là sự hoàn tất một khao khát, có lẽ là một thời điểm, một trạng thái hơn là một bản tính toàn thể mang nội dung từ cội nguồn của đời sống khát khao truy cầu thị dục. Gallimard đã nói một câu thật trọn vẹn: “Ngm cho cùng, s ham mun nào mà không làm cho lòng người khoái trá hơn là s tha mãn ham mun.

Một Van Gogh bất đắc chí cắt tai để họa lên bức chân dung nổi tiếng, một Tư Mã thiên cảm ơn số phận đã hoạn mình để viết cuốn Sử ký lưu danh thiên cổ có phải là bất hạnh không? Đó cũng là một vấn nạn đưa chúng ta vào huyền nhiệm cuộc đời, và chúng ta mong sẽ vén màn phần nào ý nghĩa của nó trong bước hướng đến hạnh phúc.

12. HNH PHÚC TÌM ĐÂU ?

Từ lạc thú, chúng ta hãy bước vào địa hạt mênh mông cao cả của hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Đó là tra vấn khiến chúng ta như vừa muốn khoa chân múa tay hùng biện về sự tất yếu của nó như thể đang phô diễn nhịp tim hồi hộp của tình yêu trước người bạn tình cuộc đời, như vừa tắc nghẹn không nói lên lời trong nỗi mặc cảm tự ti của đôi tay ngắn cũn kiếp người trước chân trời hạnh phúc cứ lùi ra vô tận. Tuy vậy, chúng ta cũng gắng dọn đường để đi đến một định nghiã về hạnh phúc. Và khởi đầu chúng ta hãy mở cẩm nang Aristote ra, mặc dù cái nền móng hạnh phúc sắp đặt ở đó đã ít nhiều bị đặt ra ngoài không gian huyền nhiệm của chính nó. Theo Aristote thì: hnh phúc được xem như mt chui liên tc hoc hi t ca các lc thú.

Quan niệm này cũng khá căn bản và mạch lạc, bởi lẽ nếu chúng ta thừa nhận rằng: khoái lạc là những bông hoa tô thắm cuộc đời, thì dường như chúng ta phải đi đến một suy luận khác là: cuộc đời càng có nhiều bông hoa tươi thắm là một cuộc đời đẹp, một cuộc đời hạnh phúc! Tuy nhiên cái hình ảnh mô hình hóa cuộc đời bằng vườn hoa này có gì không ổn, bởi một lẽ nếu có một vườn hoa xum xuê thì liệu đã đủ sức mạnh để thuyết phục rằng những bông hoa đã tỏa hương sắc để quyến rũ tuyệt vời chưa?

Hương sắc của bông hoa chính là ý nghĩa cuộc đời, và lạc thú chưa đủ sức để đồng hóa với hạnh phúc bằng số lượng, mà ngược lại nó chỉ tỏa thành hương thơm hạnh phúc khi nó mang một ý nghĩa mãnh liệt sâu sắc cho cuộc đời toàn diện. Nếu con người là tinh thần thì cuộc đời là ý nghĩa về cuộc đời! Và hạnh phúc cũng là ý nghĩa về hạnh phúc! Vậy hạnh phúc là gì? Chúng ta hãy xem cái bóng đỏng đảnh của nó qua một phương ngôn: “Hnh phúc là mt cái bóng mình theo nó, nó chy”. Thế là thêm một lần nữa hạnh phúc lại thoát khỏi tay chúng ta. Chúng ta vừa trực ôm lấy nó ghì xiết lại, thì nó lại tuột khỏi tầm tay, và oái oăm thay nó chẳng chịu bay vút ra xa, mà cứ nhởn nhơn dập dình trêu ghẹo trước mắt chúng ta hệt như cái đốm sáng phát ra từ mảnh gương vỡ của một thằng bé tinh nghịch đang giỡn con mèo.

Bây giờ, chúng ta hãy trở lại một định đề hạnh phúc được coi như nền tảng đạo lý đầu tiên của khoa triết học nhân sinh do ông tổ Socrate thiết định:

Lý trí = Đc hnh = Hnh phúc

Theo Socrate thì hạnh phúc chỉ có được khi đặt trên nền tảng một lý trí sáng suốt và một đức hạnh thiện hảo. Bởi lẽ đó, hạnh phúc chẳng thể là một tổ hợp của những lạc thú. Để hiểu cặn kẽ hơn ý tưởng của ông tổ đạo lý, chúng ta hãy tham dự cuộc tranh luận của ông với Giorgiar thủ lĩnh phái ngụy biện gia (tôi xin tóm lược).

Sau khi nghe Socrate tuyên xưng về một hạnh phúc đầy đạo hạnh, một hạnh phúc phải được lý trí tiết chế hòng thiết định sự cân bằng của tâm hồn và thể xác, của phóng dục và đức hạnh, giống như ăn uống phải chừng mực nếu không sẽ hủy hoại dạ dầy hoặc mắc chứng “tào tháo đuổi” hay khó tiêu, giống như chơi bời phải điều độ nếu không sẽ hủy hoại sức khỏe hay thân xác. Giorgiar đã lớn tiếng phản bác:

– Ăn uống phải chừng mực, đó là khẩu hiệu của những kẻ mắc bệnh tật phải kiêng khem! Chơi bời điều độ là phương châm của những kẻ yếu ớt, nhút nhát không đủ kiêu hùng để chịu chơi trong cuộc đời! Đối với tôi, một kẻ có thân thể cường tráng khỏe mạnh biết thưởng thức món ăn như một con sói đói, biết tung hê những suy tính vụn vặt, yếm thế, rụt rè để chơi cho thỏa chí tang bồng. Hắn sống ào ạt trong khoái lạc, đó là hạnh phúc.

Socrate nói: – Chúng ta hãy tạm coi một kẻ như là hạnh phúc nếu hắn vừa hấp thụ được nhiều lạc thú, vừa phóng thể được nhiều khoái lạc ? !

Giorgiar: – Đúng vậy!

Socrate: – Như vậy kẻ đó giống như một chiếc thùng, nước càng chảy ào ạt vào thì hắn càng được hưởng thụ, và để nước tuôn chảy vào liên tục dào dạt trong chiếc thùng, kẻ đó phải đục thủng những chiếc lỗ để nước thoát ra; càng đục nhiều lỗ càng tốt vì nước càng thoát ra khỏe, nước càng ra khỏe thì nước chảy vào càng được nhiều. Có đúng không? ( Chúng ta có thể liên tưởng đến đầu vào và đầu ra của hưởng thụ và phóng dục ).

Giorgiar: – Đúng vậy!

Socrate: – Nếu vậy, một chiếc thùng có thể để nước chảy vào nhiều nhất là chiếc thùng không đáy, bao nhiêu nước chảy qua cũng mặc lòng?

Giorgiar (ngập ngừng): – Đúng vậy!

Socrate: – Một chiếc thùng không đáy không còn là chiếc thùng nữa. Một con người không còn khả năng tích tụ được những gì mình hấp thụ không còn là con người nữa. Bởi vậy con người như chiếc thùng đó phải có khả năng điều hòa được lượng nước chảy vào và lượng nước chảy ra. Vì vậy hạnh phúc phải được đặt trên nền tảng của một lý trí xem xét, tiết chế, cân đối và cân bằng giữa tâm hồn và thể xác. Đó cũng là đức hạnh.

Đó là cách nhìn nhận của Socrate theo nhãn quan triết lý, quan niệm này có thể gây cho không ít người trong chúng ta sự khó chịu bởi cách đồng hóa biểu tượng với ý nghĩa đích thực, và chiếc thùng với con người da thịt. Tuy vậy chúng ta hãy nhìn nhận thật nghiêm túc quan niệm của Socrate và soi chiếu nó vào đời sống thực. Chúng ta hãy nhìn kẻ muốn thụ hưởng tột bậc lạc thú ăn uống, hắn nốc hết cốc rượu này đến cốc rượu khác, rồi hắn say xỉn, đổ quỵ, nôn mửa, mê man bất tỉnh, hắn có hạnh phúc không khi mà thân xác hắn đã phóng thể toàn diện: danh dự trước mắt mọi người? Một kẻ tham lam ăn đến ngắc ngứ, cái lưỡi đã quá ngấy của gã liệu có còn biết thán tụng lên vài lời để ca tụng món ăn? Không! Hạnh phúc là một ngây ngất tột đỉnh nhưng lại buộc phải là một nghệ thuật hòa điệu vi diệu: lý tính và cảm tính. Saint Beuve nói: “Trong chén rượu đi thường ch thêm mt git… là nó s tràn ra mùi v đáng ghét.”

Hạnh phúc là gì? Ít nhất nó là dòng chảy nối tiếp hạnh phúc, bởi con người không muốn kết thúc hạnh phúc của mình. Hạnh phúc là những lạc thú phải nuôi dưỡng và nối tiếp lạc thú, chứ không phải chấm dứt lạc thú. Là vị ngon giữ lấy vị ngon, chứ không phải thứ vị ngon bay lên mùi chán ngấy. Là đam mê nối tiếp đam mê chứ không phải sự thui chột đam mê! Là cuộc sống nuôi lấy hy vọng khát sống! Là cuộc đời khai triển ý nghĩa về cuộc đời mãi mãi tinh khôi và miên viễn! Hạnh phúc giống như nghệ thuật huyền nhiệm của sân khấu cuộc đời: nó vừa ấp ủ che giấu để nuôi dưỡng lòng hồi hộp chờ đợi, vừa bày tỏ cho thoả chí tò mò mà vẫn không quên che đậy ấp ủ trở lại để nuôi dưỡng khát vọng tìm tòi. Schopenhauer nói: “S tho mãn mà thế gii có th đưa li cho các dc vng ca chúng ta cũng như b thí cho người ăn mày đ sng hôm nay đ ri mai li đói“.

Trong tình yêu cũng vậy, người ta chỉ còn yêu nhau chừng nào còn khát nhau, và khi cơn khát chấm dứt thì tình yêu cũng hết. Bởi vậy bổn phận của những kẻ đang yêu là phải tự nuôi lấy cơn khát cho mình.

Đến đây, chúng ta hãy tìm cách lý giải hạnh phúc bằng thực thi toàn diện con người. Con người là tâm hồn và thể xác, bởi vậy hạnh phúc trọn vẹn của con người là hạnh phúc ở đó nó hội nhập được cả hai cuộc cứu rỗi tâm hồn và thể xác cùng một lúc, và nó phóng thể nhờ cuộc giải phóng của tinh thần và sự giải toả cơn khát của thân xác cùng một trật. Tuy vậy, hạnh phúc của con người luôn có nguy cơ bị kẻo xuống làm chức năng thoả thuê khoái lạc thân xác, bởi lẽ thân xác như một thiếu nhi nũng nịu bé bỏng luôn gào la vòi vĩnh đòi những món quà thị dục đầy cám dỗ, thêm nữa “S băng hoi ca tinh thn len li vào tâm tư rt êm đm và vô thc” (Kinh Phật). Và khi chúng ta có một tinh thần băng hoại thì hạnh phúc mà thân xác kiếm chác được liệu có phải là thứ hạnh phúc toàn diện? Không? Hạnh phúc chỉ toàn diện khi nó nâng cả thận xác và tâm hồn con người lên trong cuộc cứu rỗi cao cả. Con người là con người hạnh phúc khi nó uống đã cơn khát của mình bằng cách tự nâng cao và tôn vinh chính mình. Chúng ta hãy lắng nghe lời nói của khát vọng hạnh phúc đang say khát thăng hoa: “Chng nào mà cuc đi còn đi lên thì hnh phúc và bn năng đng nht” (Nietzsche).

Đến đây, chúng ta có lẽ nên rẽ vào con đường của Kant để tìm kiếm một nền tảng khả dĩ cho bản tính của hạnh phúc. Kant đã bỏ rất nhiều công phu để lần theo con đường hạnh phúc và ông kết luận: “Con người ch có kh năng sinh hot cho đáng được hnh phúc, ch con người không có kh năng t minh đt ti hnh phúc bi vì con người không sáng to nên vũ tr cùng vi nhng điu kin khách quan ca hnh phúc“.

Dù sao thì hạnh phúc cũng chỉ là phá sản của chứ hạnh phúc chẳng thể nào tạo dựng nổi con người.

Bởi vậy, có lẽ hạnh phúc chỉ là cái’ bóng của chủ thể dũng mãnh, càng tao nhã thì chiếc bóng sẽ phản ánh p đúng tất cả những giá trị mà nó mang lấy của chủ thể sáng tạo. Khi con người muốn xây dựng một đời sống con người phải xây dựng và đào luyện sao cho mình hạnh phúc tự nó sẽ mang lấy xứng đáng, thiện hảo và cao thượng.

Một nữ văn sĩ có nói: “Hnh phúc là mt trái bóng mình rượt bt nhưng mi khi đng li mình li đá đi, nên mình theo đui nó hoài“. Quả vậy cuộc đời là một đam mê sống, và con người “sống với” không phải là những con người khư khư giữ lấy trái bóng bất động cho mình, mà ngược lại con người đã tham gia vào cuộc cộng tồn nhân loại với tha nhân bằng cách tham dự vào cuộc khơi chung”. Nhưng con người chỉ sống khi mà cuộc chơi này cứ kéo dài mãi mãi, và trận đấu này kết thúc thì trận đấu khác lại mở ra. ý nghĩa hạnh phúc cũng nằm ở đấy, ở giữa cuộc chơi này. Trận đấu chỉ đẹp, sôi động cuồng nhiệt sự tán thưởng khi những cáu thủ của trận đấu là những cầu thủ tài năng đá hết mình một cách chân thành và biết chơi đẹp. Trận đấu hay hoặc tẻ nhạt là tuỳ thuộc ở các cầu thủ chứ không phải ở trái bóng. Cũng vậy, hạnh phúc luôn luôn bám sát và mỉm cười với những con người xả thân phấn đấu cho nó, chứ không đến với những kẻ hèn nhát bệnh hoạn và suy thoái. Một kẻ gian trá bệnh hoạn có thể kiếm được chức tước tiện nghi của cải nhưng bạn hãy tin rằng: “Người ta càng chy theo hnh phúc vt cht thì người ta càng xa dn hnh phúc chân chính“. (Kierkegaard – HTLHS, 59). Những kẻ gian manh có thể kiếm chác được lợi lộc từ những thủ đoạn nguỵ tín, song bạn hãy tin rằng đó không phải là hạnh phúc, bởi chính những kẻ đó luôn luôn phải nơm nớp thủ thế với chính người thân của hắn vợ con hắn, đồng đội hắn, và kết quả là sự gian trá của hắn chính là lực xung phá cuộc sống của hắn ngay từ bên trong. Đó là thực tại, bạn đừng từ chối nó như từ chối một chân lý . Một xã hội đầy rẫy những kẻ khôn lỏi ma lanh luôn muốn chụp giật đánh lưới của người, xã hội đó chắc chắn sẽ là một xã hội nghèo nàn đổ nát, và có phù phiếm xa hoa thì cũng chỉ là . thứ học đòi nhơ nhớp. Một xã hội giàu mạnh, chắc chắn phải là xã hội của những người chân thật, ở đó: chính trị ra chính tả, học giả ra học giả, nhà buôn tay nhà buôn, và ngay cả con điểm sẽ bị nhận.ngay ra là gái điếm, thằng ăn cắp cũng ra thằng ăn cắp – chứ ăn cắp không ở lẫn với người ngay… Lịch sử đã chứng tỏ, nền văn minh Hy Lạp sở dĩ cho đến tận ngày nay vẫn còn đổ bóng giá trị xuống toàn nhân loại là bởi vì xã hội Hy Lạp cổ đã được xây dựng trên những giá. tứ bình an và thiện tín. Một xã hội đầy rẫy khôn lỏi sẽ chỉ là xã hội chuyên chú móc túi vặt. Bởi vậy, hạnh phúc trước hết phải được dựng trên nền tảng chân thành, và con người hãy sống xứng với phẩm giá như thể nó là một hành khách xứng đáng đang đón đợi con tầu hạnh phúc chân chính!

Con người khát sống! Con người là kẻ hành hương đi tìm hạnh phúc! Song bi kịch thay, con đường hạnh phúc đó lại chông chênh leo qua miệng vực đau khổ và chẳng phải phi lý khi mà nhiều người đã ca thán “Cái lm l nht ca loài người là cuc đi tìm hnh phúc“. Cũng chính để tránh gặt hái đau khổ trên gót Đức Phật Thích Ca chủ trương rèn luyện triệt để mong tiêu trừ tận gốc cả hạnh phúc – quê hương chốn giáo coi khát vọng hạnh phúc là hậu họa của đau khổ, chính E.Mounier cũng đại diện cho số đông những con người bình dị khi kêu lên :”Có những bệnh của hạnh phúc không?” Người Anh có câu “Càng nhiu món ăn càng nhiu bnh tt – Many dishes many diseases”. Tại sao khi con người muốn ăn ngon thì cùng lúc con người cũng rước lấy nhiều bệnh tật? Tại sao khi con người muốn say, ngây nhất trong ái tình đắm đuối, thì cùng lúc con người lại phải rỏ những giọt nước mắt chia ly đau xót nhất? Tại sao đội quân bên này có được vinh quang thắng trận, thì đội quân bên kia phải chuốc lấy thảm hoạ? Tại sao con người thích xa hoa để rồi phải tủi nhục trong bần hàn? Tại sao con người thích sự thông thái để rồi thấy mình ngu dốt?… Con người có sinh ra đề được hưởng hạnh phúc trọn vẹn không? Chúng ta hãy nghe câu trả lời đích đáng của Deter Wust: “Con người gia trng thái tâm lý và sinh lý, gia đi sng và tinh thn. Nó không tho mãn trong sinh lý cũng như không th tìm s yên tĩnh tuyt đi trong tâm lý“.

Vả lại, khi con người khát hạnh phúc chính là con người đã lựa chọn đau khổ rồi, bởi chính đau khổ chứ chẳng phải cái gì khác – sẽ xây nên nền móng của hạnh phúc. Đau khổ là một cơn khát của chính chiếc cổ họng khô cháy uống lấy những giọt nước mát lành – người ta càng khát uống nước càng thấy ngon. . Vào lúc lâm chung của cuộc đời, Socrate, ông tổ triết học đã giành giây phút cuối cùng để lý giải về ý nghĩa hạnh phúc cho các bạn’ bè của ông. Khi viên quản ngục tháo xích để ông được thư giãn đôi chút trước khi uống thuốc độc, khi bạn bè gãi cho ông chỗ ngứa phồng rộp lên do dây xích để lại, ông bảo: Tôi cảm thấy khoan khoái quá! Bởi chính tả có được chỗ ngứa đó nên khi gãi mới cảm thấy sướng?

Hạnh phúc là vậy đấy, con người chỉ có thể có được nó trên nền tảng của đau khổ, giống như người ta phải có một chỗ thấp mướt hy vọng đắp lên chỗ cao. Về điểm này Nietzsche cũng nói: “Tt c nhng vết thương đang ty xưng mt lp da non“.

Hạnh phúc là gì? là lý tính hay cảm tính? khi một cơ thể bệnh hoạn cần phải giải phẫu trong đau đớn thì nó có cảm thấy hạnh phúc không? Tất nhiên là không ! Bởi lẽ tự nhiên cơ thể chối bỏ sự đau đớn, chối bỏ con dao mổ đang cắt vào da thịt. Nhưng tại sao khi con bệnh được chữa khỏi, anh ta đã nói với viên bác sĩ rằng: Cám ơn ngài! Tôi hạnh phúc quá, tôi đã được ngài cứu sống! Sớm hơn nữa, tại sao người bệnh lại tìm đến thuốc đắng để dã tật, và họ vừa nhăn mặt uống thuốc vừa tự nhủ “Ta hnh phúc vì ta đã gp được thuc“. Hạnh phúc nếu là của lạc thú thân xác thì hạnh phúc đó sẽ chối bỏ đau đớn! Hạnh phúc nếu là của lý trí, thì hạnh phúc đó sẽ tìm chọn một cứu cánh, một giải pháp! Nhưng hạnh phúc chẳng phải của riêng thân xác cũng như lý trí, hạnh phúc là của con người toàn thể. Bởi vậy hạnh phúc tìm kiếm một giải pháp toàn diện. Hạnh phúc là gì? Nó là một huyền nhiệm mà kẻ đang trải qua không hiểu được đó là hạnh phúc, mà nó chỉ lý hội được đó là hạnh phúc toàn diện khi đã trải nghiệm qua. Một tình yêu chỉ được coi như là hạnh phúc khi nó tựu thành trái ngọt cho lứa đôi, ngược lại nếu nó tan vỡ trong đau đớn người ta sẽ cho đó là bất hạnh. Một ca mổ chỉ được coi như niềm hạnh phúc của người bệnh khi nó cứu được người bệnh, ngược lại nó sẽ trở thành thảm hoạ nếu giết chết người bệnh. Bởi vậy, Aristote cho rằng người ta chỉ được coi như là hạnh phúc sau khi thẩm giá bằng một nhãn quan chung kết của cuộc đời, ông . nói: “Liu có k nào được coi như là hnh phúc kh đang sng? Chc chng có ai như Solon nói, chúng ta phi nhìn vào kết cc” (Should no man be called happy while he lives? Must no one at all, be called happy while he lives; must we, as Solon says, see the end.- The Pocket Aristote, 174).

Cuộc sống là cuộc hành trình, là quá trình sinh sống gắn liền với hoạt động của con người, chứ không phải cuộc ngưng đọng lý của sự yên nghỉ. Cũng vậy là con đường khát vọng truy cầu hạnh phúc hơn là chính hạnh phúc. Muốn có hạnh phúc phải biết chủ động gieo cấy những nguyên nhân chính đáng hơn lâu thụ động chờ đón những quả sung phù phiếm được chăng hay chớ của định mệnh. Con người hãy lựa chọn một thái độ sống cho hạnh phúc “Hu qu ca hành đng chân chính thì tinh khiết… và hu qu quán tính thì ngu lu” (Kinh Gita, 141).

Để có hạnh phúc bạn hãy lựa chọn hành động chân chính của một tinh thần sáng suốt hay quán tính ngu lậu của một thể xác lúc nào cũng chất đầy thị dục? Và cuối cùng bằng một bản lĩnh phi thường của con người, bạn hãy biết hy vọng! Hãy biết vượt thắng đau khổ! Hãy biết xây đỉnh non hạnh phúc từ chính’ vực thẳm đau .khổ của mình! Péguy nói: “Hy vng là điu đc nht làm cho Thượng Đế cũng phi kinh ngc” .

Vượt lên tất cả khổ đau mà định mệnh giành cho bộ, bạn hãy vui sống lạc quan như một kẻ hành hương can trường đầy bản lĩnh đi giữa gió loạn cuộc đời. Hãy sống như lời nhắn nhủ của một Thượng Đế kiêu hùng “Nếu con ngã lòng trong ngày hon nn, thì sc lc ca con nh mn thay” (Cựu ước).

Cuối cùng như một Iliat, một Ô-đi-xê, chúng ta hãy mang lấy một bản lĩnh bi tráng kiêu hãnh hào hùng để nhìn thẳng vào thực tại cuộc đời. Cho dù cuộc đời có đau khổ như “Nước mt chúng sinh nhiu hơn bn bin” (Đức Phật) thì chúng ta cũng chẳng ngại ngần gì mà không rỏ nước mắt để xây lên hạnh phúc chính đáng của mình. Dostoevski nói: “Nếu nước mt ca con người tràn ngp các đi dương thì hnh phúc đâu cũng có“.

Nếu nước mắt là con đường duy nhất của hạnh phúc! Nếu con người chẳng thoát khỏi con đường nước mắt để tạo dựng hạnh phúc của mình thì chúng ta hãy rỏ nước mắt, hãy khóc! Hãy khơi chảy tất cả các con sông để cho nước mắt chảy sôi cuồn cuộn!

Hãy khóc để những đại dương trào lên những con sóng thuỷ triều làm trầm lụt vũ trụ nàyt Hãy khóc để cho khổ đau, cho sự giác ngộ về khổ đau trở nên ngày càng mênh mông lồng lộng! Và lúc đó vũ trụ với những khổ đau bành trướng toàn vẹn sẽ trở nên thế giới của những tia sáng chói loà hạnh phúc và những đám mây ngũ sắc bay bổng dạt dao hân hoan ở khắp các tầng trời. Bởi lẽ:

Đau kh ln dn đến giác ng ln!
Giác ng ln dn đến cu cánh ln?

 Nguồn:  Ý hướng tính văn chương, NXB Văn hóa dân tộc

 

Tags: ,

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.